Năm 2020 là năm của Ngành Vật Liệu Xây Dựng (Sắt thép, Đá, Xi Măng,…) với câu chuyện Chính Phủ chi đầu tư công mạnh mẽ. Đồng thời, 2020 cũng là năm của Tài chính – Ngân hàng với dòng tiền rẻ – lãi suất thấp – cung tiền dồi dào, hệ quả từ Chính sách tiền tệ nới lỏng.
Theo một thống kê nhanh, mức tăng giá trung bình của các Cổ phiếu thuộc Ngành VLXD, Tài chính – Ngân hàng tính đến thời điểm 31/12/2020 so với thời điểm 01/01/2020 không dưới 80%…
Vậy câu hỏi đặt ra: “Trong năm 2021, Ngành nào? Cổ phiếu nào sẽ là cổ phiếu chiến lược mà bắt buộc trong tài khoản phải có?”
Dưới góc nhìn của một Chuyên viên Tư vấn Đầu tư, cũng là một Nhà Đầu Tư đã gắn bó với thị trường Chứng khoán lâu đời. Tôi xin được trả lời cho nỗi trăn trở mà bất cứ NĐT nào dù là mới hay cũ, dù là F0 hay …Fn cũng luôn thắc mắc.
Đó chính là CỔ PHIẾU NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN
Sở dĩ Em đánh giá như vậy là bởi vì 4 lý do:
(1) Lãi suất gửi tiết kiệm đang ở mặt bằng thấp trong bối cảnh lo ngại về mức lạm phát thực tế sẽ có xu hướng gia tăng khi Chính phủ duy trì Chính sách tiền tệ nới lỏng (mở rộng) sẽ bào mòn giá trị của tài sản => Bất Động Sản, Vàng, Chứng khoán sẽ trở thành kênh đầu tư vừa đề trú ngụ, bảo toàn giá trị tài sản, vừa là để tìm kiếm cơ hội sinh lời hấp dẫn hơn. Và như một lẽ tự nhiên “An cư, Lập nghiệp”, BĐS luôn là kênh đầu tư được đại đa số NĐT hướng đến, nghĩ đến đầu tiên.
(2) Chính phủ tăng tốc Chi đầu tư Công, phát triển cơ sở hạ tầng. Việc này không chỉ giải quyết giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập bình quân đầu người mà còn giúp thúc đẩy thị trường BĐS năm 2021 (Hạ tầng đi tới đâu, BĐS “Hot” tới đó).
(3) Phục hồi nguồn cung mới nhờ nới lỏng các nút thắt pháp lý;
(4) Lãi suất cho vay mua nhà duy trì ở mặt bằng thấp, hợp lý củng cố quyết định mua nhà.
Như một hệ quả tất yếu: Nếu không mua được BĐS thì điều tất yếu số đông NĐT sẽ có xu hướng lựa chọn mua cổ phiếu BĐS đang niêm yết trên sàn.
EM ĐÁNH GIÁ CAO TIÊM NĂNG TĂNG GIÁ VỚI NLG – Công ty CP Đầu tư Nam Long (HSX).
• Vậy chiến lược kinh doanh của NLG có gì để kỳ vọng? NLG định hướng chuyển đổi từ nhà phát triển BĐS “vừa túi tiền” sang nhà phát triển BĐS khu đô thị tích hợp bao gồm các mảng kinh doanh trong hệ sinh thái: y tế, văn hóa, giáo dục,văn phòng, BĐS thương mại, … với chiến lược:
(1) Tiếp tục tìm kiếm các đối tác tiềm năng để hợp tác phát triển dự án, tận dụng thế mạnh của đối tác;
(2) Xu thế phát triển các dự án hiện tại “Tiện ích ưu tiên hơn diện tích”;
(3) Quỹ đất sạch cho việc phát triển dự án “vừa túi tiền” ngày càng khan hiếm buộc Tập đoàn phải thay đổi định hướng kinh doanh phù hợp.
Kế hoạch Kinh Doanh nhiều tham vọng & năng lực đủ sức đáp ứng.
So với việc ghi nhận mức tăng trưởng âm của KQKD năm 2020, năm 2021 NLG đặt ra kế hoạch kinh doanh ghi nhận nhiều khởi sắc hơn với kế hoạch tăng trưởng LNST công ty mẹ đạt đạt 1,151 tỷ đồng (+37.5% so với mức thực hiện 2020) và tỷ lệ chia cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt với tỷ lệ 15%. Trong đó, đợt 1 (7.5%) dự kiến vào tháng 12/2021 và đợt 2 (7.5%) dự kiến vào sau đại hội cổ đông thường niên 2022.NLG cũng đặt ra kế hoạch tổng giá trị và số lượng sản phẩm mở bán mới lần lượt là 13,159 tỷ đồng (tăng gấp 3.45 lần so với mức thực hiện 2020) và 3,459 sản phẩm (+306% yoy).
Theo đó, giai đoạn 2021-2023, hoạt động cốt lõi của NLG sẽ ghi nhận:
(1) Dự án Akari: Bàn giao 1.200 căn hộ năm 2021 với giá bán 44 triệu/m2 (chưa VAT) và 600 căn còn lại bàn giao 2022. Dự án này sẽ được hợp nhất vào KQKD năm 2021 do vẫn đang trong quá trình thực hiện điều chỉnh quy hoạch, chưa hoàn hoàn chuyển nhượng cổ phần cho đối tác chiến lược.
(2) Dự án Water Point GĐ 1: Bàn giao 650 căn hộ trong 2021 (350 căn đã bàn giao cuối 2020), giá bán bình quân nhà phố 3.5 tỷ/căn và biệt thự Valora 5-7 tỷ/căn. Đồng thời GĐ1 của dự án còn 24ha chưa chuyển nhượng cũng được xem là nguồn lợi nhuận tiềm năng trong tương lai. Doanh số dự kiến ghi nhận từ Dự án hơn 4,800 tỷ đồng.
(3) Dự án Nam Long Cần Thơ: Bàn giao 235 nền đất giá 2.98 tỷ/nền. Tổng số nền đất của GĐ1 là 350 nền.
(4) Dự án Mizuki Park: Mở bán 1,250 căn Flora trong 2021-2022, doanh số dự kiến 4,300 tỷ đồng.
(5) Dự án Waterfront: Sau khi nhận chuyển nhượng 30% vốn từ Keppel Land, NLG đã nâng tỷ lệ sở hữu lên 65.1% giúp cho dự án sẽ được hợp nhất trực tiếp vào KQKD của Tập đoàn, Quý 4/2021 dự án mở bán 270 căn Valora, giá bán hơn 6 tỷ/căn thu về Doanh số 1,700 tỷ.
(6) Dự án Paragon Đại Phước: Lợi nhuận từ chuyển nhượng 50% vốn góp có giá trị sổ sách khoảng 1,228 tỷ đồng, dự kiến ghi nhận Doanh thu tài chính 300 tỷ.
Doanh số dự kiến (Pre-Sale) trong năm 2021 của NLG ở mức 13,500 tỷ.
Các căn hộ NLG có mức tăng giá cao hơn so với thị trường. Theo khảo sát dựa trên 803 chung cư tại Hà Nội và TP HCM, giá thứ cấp căn hộ trung bình tăng 3.4% yoy trong 4 tháng đầu năm 2021. Trong đó giá các căn hộ của NLG có xu hướng tăng mạnh nhất với 6.4%, tiếp theo là NVL (+3.7% yoy) và KDH (+3.4% yoy). Bên cạnh đó, lợi suất cho thuê tại các dự án của NLG cũng đạt ấn tượng 4.2% thể hiện số đông KH vẫn đánh giá rất cao các Dự án của Công ty – đặc biệt tại HCM và HN là 2 khu vực có mức độ cạnh tranh rất lớn với các Dự án BĐS.
Trong 4T/21, giá bán căn hộ tại các dự án của NLG tăng mạnh nhất trung bình 6.4% yoy
Doanh nghiệp duy trì tỷ lệ D/E (Nợ vay/VCSH) ở mức dưới 0.55 lần và kỳ vọng tiếp tục duy trì trong tương lai, chiến lược tài trợ vốn được đánh giá thận trọng và khá an toàn so với các doanh nghiệp cùng ngành. NLG duy trì tỷ trọng tiền mặt/TTS bình quân đạt mức 18% trong giai đoạn 2016-2020, tương đối cao so với các công ty cùng ngành.
TỔNG KẾT: Với điểm rơi Lợi nhuận kỳ vọng tăng mạnh vào Quý 3 và Quý 4/2021 với triển vọng đến từ các dự án kể trên, kèm Quỹ đất sạch tiềm năng lớn về dư địa mở rộng kèm phát triển dự án, NLG được Chuyên viên tư vấn đánh giá là cơ hội đầu tư đầy triển vọng, nhất là trong bối cảnh VNIndex có sự phân hóa rõ nét về dòng tiền để duy trì đà tăng trưởng tích cực.