Toàn cảnh tình hình kinh doanh NVL NovaLand 2022

  • Cuối cùng thì NVL cũng có lãi, liệu đã thờ phào nhẹ nhõm được chưa?

Cả năm 2022, Novaland đã ghi nhận doanh thu 11.152 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 2.264 tỉ đồng, giảm 30% so với năm 2021
Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, mã chứng khoán NVL) vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV/2022 với doanh thu đạt 3.244 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 239 tỉ đồng, giảm đến 70% so cùng kỳ năm ngoái.

Ngành bất động sản gặp khó, Novaland (NVL) chỉ thực hiện được 1/3 chỉ tiêu lợi nhuận năm 2022

Tính chung cả năm 2022, Novaland ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt gần 11.152 tỉ đồng, giảm 25% so với năm 2021, lợi nhuận trước thuế đạt 4.114 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 2.264 tỉ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ.

Báo cáo cho thấy doanh thu từ bán bất động sản của Novaland đạt gần 9.221 tỉ đồng, đến từ các dự án chính: NovaWorld Phan Thiet, Aqua City, NovaWorld Ho Tram, NovaHills Mui Ne, Soho Residence và Victoria Village…

Ngành bất động sản gặp khó, Novaland (NVL) chỉ thực hiện được 1/3 chỉ tiêu lợi nhuận năm 2022

Hiện tại, nhiều cư dân tương lai tại Aqua City (Đồng Nai) đã và đang gấp rút hoàn thiện nội thất để an cư và lên kế hoạch kinh doanh. Đô thị kinh tế du lịch NovaWorld Phan Thiet (Bình Thuận) cũng liên tục chào đón các tân cư dân nhận bàn giao biệt thự Florida trước những ngày giáp Tết.

Trong năm, công ty cũng có doanh thu 5.012 tỉ đồng từ hoạt động tài chính, tăng 38% so với năm ngoái, chủ yếu nhờ tăng lãi từ hợp đồng hợp tác đầu tư và lãi thoái vốn công ty con, công ty liên kết, gồm nhóm công ty Hạ tầng Sài Gòn, Khánh An, Carava Resort và CTCP Nova SQN.

Bên cạnh đó, lãi từ giao dịch mua rẻ khi đầu tư vào Công ty TNHH Bất động sản Đà Lạt Valley và Công ty TNHH Đầu tư Trúc Quỳnh là 1.270 tỉ đồng, đóng góp vào khoản thu nhập khác trong năm 2022 của doanh nghiệp.

Sau hàng loạt khó khăn, Novaland vẫn có lãi trong năm 2022 – Ảnh 1.
Một trong những dự án Novaland đang triển khai

Ngành bất động sản gặp khó, Novaland (NVL) chỉ thực hiện được 1/3 chỉ tiêu lợi nhuận năm 2022
Tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản của Novaland đạt hơn 257.365 tỉ đồng, tăng 27,5% so với cuối năm 2021. Đặc biệt, hàng tồn kho ghi nhận còn đến 134.485 tỉ đồng, trong đó 91% (giá trị gần 122.559 tỉ đồng) là giá trị quỹ đất và sản phẩm tại các dự án đã và đang triển khai chờ hoàn thiện bàn giao cho khách…

Dư nợ của Novaland tính đến cuối năm 2022 lên tới 64.577 tỉ đồng, tăng 6,7% so với đầu năm. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy trong năm, công ty đã chi 28.037 tỉ đồng để trả nợ gốc vay, ngược lại, thu 29.858 tỉ đồng từ đi vay, nhờ đó, dòng tiền từ hoạt động tài chính dương 2.071 tỉ đồng.

  • Mới đạt 1/3 lợi nhuận như dự kiến cả năm, ông Bùi Thành Nhơn đành phải quay về cứu NVL

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va – Novaland (HOSE: NVL) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022 với doanh thu giảm 29% về mức 3.244 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 240 tỷ đồng, giảm 70% so với quý 4/2021.

Ngành bất động sản gặp khó, Novaland (NVL) chỉ thực hiện được 1/3 chỉ tiêu lợi nhuận năm 2022
Nguồn: BCTC NVL
Trong kỳ, các dự án của NVL đã bàn giao theo từng giai đoạn cho khách hàng. Hiện, nhiều cư dân tương lai tại Aqua City (Đồng Nai) đã và đang gấp rút hoàn thiện nội thất để an cư và lên kế hoạch kinh doanh. Đô thị kinh tế du lịch NovaWorld Phan Thiet (Bình Thuận) cũng đã bàn giao biệt thự Florida cho tân cư dân nhận trước những ngày giáp Tết.

Ngành bất động sản gặp khó, Novaland (NVL) chỉ thực hiện được 1/3 chỉ tiêu lợi nhuận năm 2022

Luỹ kế năm 2022, NVL mang về gần 11.152 tỷ đồng tổng doanh thu, giảm 25% so với năm 2021. Trong đó, doanh thu bán hàng đạt gần 9.221 tỷ đồng, được ghi nhận từ việc bàn giao tại các dự án như NovaWorld Phan Thiet, Aqua City, NovaWorld Ho Tram, NovaHills Mui Ne, Soho Residence và Victoria Village; doanh thu từ cung cấp dịch vụ đạt hơn 1.930 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính tăng 37% so với cùng kỳ lên 5.012 tỷ đồng. Trong đó, Novaland ghi nhận lãi từ hợp đồng hợp tác đầu tư tăng lên mức 2.319 tỷ đồng; bên cạnh đó việc thoái vốn khỏi công ty con, công ty liên kết cũng giúp Novaland có thêm khoản thu hơn 1.528 tỷ đồng bổ sung thêm vào doanh thu hoạt động tài chính.

Ngành bất động sản gặp khó, Novaland (NVL) chỉ thực hiện được 1/3 chỉ tiêu lợi nhuận năm 2022

Ngành bất động sản gặp khó, Novaland (NVL) chỉ thực hiện được 1/3 chỉ tiêu lợi nhuận năm 2022
Đơn vị: Tỷ đồng
Kết quả, NVL báo lãi trước thuế 4.114 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 2.293 tỷ đồng, giảm 34% so với năm ngoái. Năm 2022, Novaland đề ra kế hoạch doanh thu đạt 35.974 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 6.500 tỷ đồng. Như vậy, Công ty mới chỉ thực hiện được 1/3 chỉ tiêu lợi nhuận.

  • Dòng tiền âm hơn 3.000 tỷ, nợ gấp 4,7 lần vốn chủ

Quý IV/2022, doanh thu thuần hợp nhất của NVL đạt 3.241 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp đạt 1.090 tỷ đồng, giảm 47%.

Trong quý, hoạt động tài chính thặng dư khi có doanh thu 907 tỷ đồng (tăng 33%) trong khi chi phí chỉ 670 tỷ đồng (giảm 13%).

Bên cạnh đó, NVL cũng giảm được chi phí bán hàng xuống 240 tỷ đồng (giảm 55%) và chi phí quản lý xuống 382 tỷ đồng (giảm 4,7%).

Tuy nhiên, việc không còn khoản lợi nhuận khác khổng lồ như năm ngoái (393 tỷ đồng) đã khiến NVL không tạo ra được bất cứ phép màu nào về lợi nhuận cho quý IV năm nay.

Kết quý IV/2022, NVL báo lợi nhuận trước thuế 736 tỷ đồng, giảm 48% và lợi nhuận sau thuế 239 tỷ đồng, giảm 73% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế năm 2022, doanh thu thuần hợp nhất của NVL đạt 11.135 tỷ đồng, giảm 25%; lợi nhuận gộp đạt 4.348 tỷ đồng, giảm 29%. Biên lợi nhuận gộp đạt 39%, giảm 2 điểm % so với năm trước.

Nhờ sự gia tăng của khoản lãi từ hợp đồng hợp tác đầu tư và lãi từ thoái vốn công ty con, công ty liên kết, NVL có 5.012 tỷ đồng doanh thu tài chính, tăng 37%.

Nhờ vậy, công ty đủ sức “bao” các loại chi phí (chi phí tài chính 4.148 tỷ đồng, chi phí bán hàng 932 tỷ đồng, chi phí quản lý 1.562 tỷ đồng) và để cho khoản lợi nhuận khác (1.398 tỷ đồng – là lãi từ giao dịch mua rẻ Công ty Bất động sản Đà Lạt Valley và Công ty Đầu tư Trúc Quỳnh) nâng lợi nhuận trước thuế năm 2022 lên 4.113 tỷ đồng (lợi nhuận sau thuế 2.293 tỷ đồng).

Dù so với năm trước, lợi nhuận trước thuế giảm 19% và lợi nhuận sau thuế giảm 33%, song đây đã là một thành công không nhỏ của NVL, nhất là khi tập đoàn này đã phải hứng chịu những hoàn cảnh bất lợi chưa từng có.

Năm 2022, NVL đặt mục tiêu doanh thu thuần gần 35.973 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 6.500 tỷ đồng. Như vậy, công ty đã hoàn thành 31% mục tiêu doanh thu và 35% mục tiêu lợi nhuận.

Về tài sản, tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản của NVL đạt 257.365 tỷ đồng, tăng 27% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi ngân hàng là 8.918 tỷ đồng, giảm 50%.

Đáng chú ý, các khoản phải thu ngắn hạn đã tăng gấp đôi trong năm, đạt 52.982 tỷ đồng. Các khoản phải thu dài hạn cũng tăng 29%, đạt 43.511 tỷ đồng. Tổng giá trị các khoản phải thu là 96.493 tỷ đồng, chiếm 37% tổng tài sản.

Hàng tồn kho đạt 134.485 tỷ đồng, tăng 22%, chiếm 52% tổng tài sản. Như vậy, khoảng 90% tài sản của NVL là tồn kho và các khoản phải thu – một tỷ trọng cho thấy chất lượng tài sản đã đến mức báo động đỏ.

Đáng chú ý là cơ cấu hàng tồn kho của NVL hiện có 11.806 tỷ đồng là bất động sản để bán đã xây dựng hoàn thành, 104 tỷ đồng là hàng hóa bất động sản.

Về nguồn vốn, nợ phải trả tại ngày 31/12/2022 đạt 212.435 tỷ đồng, tăng 32% so với đầu năm. Trong đó, nợ vay đạt 64.576 tỷ đồng, tăng 6,7% còn khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn đạt 15.962 tỷ đồng, tăng 92%.

Với vốn chủ sở hữu 44.929 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 4,72 lần, tăng mạnh so với mức 3,9 lần hồi đầu năm, cho thấy mức độ rủi ro của NVL là khá lớn.

Dòng tiền kinh doanh năm 2022 của NVL khá xấu khi âm 3.262 tỷ đồng, do tăng các khoản phải thu (19.925 tỷ đồng), tăng tồn kho (10.099 tỷ đồng), chi trả lãi vay (6.175 tỷ đồng).

  • Không bán được hàng, tồn kho lên 135.000 tỷ đồng

Tính chung cả năm, tập đoàn địa ốc này ghi nhận gần 11.152 tỷ doanh thu hợp nhất, giảm 25% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế giảm 19% còn 4.114 tỷ và lợi nhuận sau thuế giảm 34% còn hơn 2.293 tỷ đồng.

Nguồn thu chủ lực vẫn đến từ bán hàng và thu phí cung cấp dịch vụ. Riêng doanh thu từ bán hàng đạt gần 9.221 tỷ đồng từ việc bàn giao các dự án như NovaWorld Phan Thiet, Aqua City, NovaWorld Ho Tram, NovaHills Mui Ne, Soho Residence và Victoria Village. Doanh thu cung cấp dịch vụ đạt hơn 1.930 tỷ đồng.

Lãnh đạo tập đoàn cho biết tình hình kinh tế thế giới và trong nước đã ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp. Novaland đã và đang tái cấu trúc để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm đưa ra những giải pháp quyết liệt như tinh giảm các hoạt động chưa cần thiết, củng cố đội ngũ nhân sự.

Tổng tài sản vào thời điểm cuối năm đạt hơn 257.365 tỷ đồng, mở rộng gần 28% so với cuối năm 2021. Trong đó, hàng tồn kho ghi nhận gần 134.485 tỷ đồng, chủ yếu đến từ việc phát triển các dự án Aqua City, NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram và từ việc nhận chuyển nhượng các dự án mới.

Có 91% tổng hàng tồn kho (tương đương gần 122.559 tỷ đồng) là giá trị quỹ đất và dự án đang xây dựng, phần còn lại là bất động sản đã xây dựng hoàn thành và hàng hóa bất động sản, bất động sản đã hoàn thiện chờ bàn giao cho khách hàng.

Đối với hoạt động huy động vốn, ông lớn bất động sản này đã nhận giải ngân tổng cộng gần 29.858 tỷ đồng. Các khoản giải ngân được sử dụng chủ yếu cho các hoạt động M&A.

  • Tổng tài sản Novaland 2022 hơn 257.000 tỷ đồng cuối năm 2022 dự kiến 2025 đạt 635.000 tỷ đồng

 

Tổng doanh thu hợp nhất bao gồm doanh thu từ bán hàng và thu phí cung cấp dịch vụ. Trong đó, doanh thu từ bán hàng đạt hơn 6.445 tỷ đồng, được ghi nhận từ việc bàn giao tại các dự án như NovaWorld Phan Thiet, Aqua City, NovaWorld Ho Tram, NovaHills Mui Ne, Soho Residence và Victoria Village; doanh thu từ cung cấp dịch vụ đạt hơn 1.463 tỷ đồng.

Tại ngày 30/09/2022, Tổng tài sản của tập đoàn đạt hơn 259.590 tỷ đồng, tăng 28,6% so với cuối năm 2021. Trong đó, hàng tồn kho ghi nhận hơn 129.636 tỷ đồng, chủ yếu đến từ việc đẩy mạnh đầu tư phát triển tại các dự án Aqua City, NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram và từ việc nhận chuyển nhượng các dự án mới.

93% tổng hàng tồn kho (tương đương gần 120.750 tỷ đồng) là giá trị quỹ đất và dự án đang xây dựng, phần còn lại là bất động sản đã xây dựng hoàn thành và hàng hóa bất động sản, bất động sản đã hoàn thiện chờ bàn giao cho khách hàng.

Đáng chú ý, số dư tiền mặt, tiền gửi ngân hàng tính đến hết ngày 30/9/2022 của Novaland đạt gần 22.165 tỷ đồng. Trong đó, Novaland thu lãi 259 tỷ đồng từ tiền gửi ngân hàng sau 9 tháng đầu năm 2022.

Novaland có 22.165 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, thu lãi 259 tỷ sau 9 tháng

Novaland thu lãi 259 tỷ đồng từ tiền gửi ngân hàng sau 9 tháng đầu năm 2022.

Đối với hoạt động huy động vốn, tính đến hết quý III, tập đoàn đã nhận giải ngân tổng cộng gần 27.446 tỷ đồng. Các khoản giải ngân được sử dụng cho các hoạt động M&A – được ghi nhận tại khoản mục Các khoản phải thu ngắn hạn khác và Các khoản phải thu dài hạn khác trên bảng cân đối kế toán, và đầu tư phát triển dự án.

Novaland nói không thể thanh toán nợ đến hạn dù có tiền trong tài khoản, do bị ngân hàng giữ lại khoản thu từ khách hàng làm tài sản đảm bảo bổ sung.

Trong một kiến nghị gửi Thủ tướng cuối tháng 11, Tập đoàn Novaland đề cập những vướng mắc trong triển khai các dự án bất động sản. Theo họ, tình trạng ách tắc pháp lý đang tạo tâm lý bất an cho người dân, môi trường đầu tư, ngân hàng.

Novaland cũng dẫn chứng, đa số các ngân hàng, ngoài tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất, đều giữ lại tiền thu từ khách hàng của Novaland làm tài sản đảm bảo bổ sung. Do đó, dù có khoảng 32.000 tỷ đồng trong các tài khoản ngân hàng, tập đoàn này cho biết “không có tiền thanh toán các khoản nợ đến hạn”.

Mới đây, Văn phòng Chính phủ cho biết, đã đề nghị Bộ trưởng Xây dựng, thường trực Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án bất động sản, xem xét kiến nghị khẩn này.

Sáng 28/12, nói với VnExpress, Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, đang phân loại các nhóm vấn đề của Novaland.

“Nội dung thuộc thẩm quyền địa phương, bộ ngành nào sẽ được chuyển cho địa phương, bộ ngành đó. Tổ sẽ đôn đốc giải quyết”, ông nói và thông tin thêm “đã gửi tương đối nhiều vấn đề” để các đơn vị tìm cách gỡ vướng cho doanh nghiệp.

  • NovaGroup mua lại cổ phiếu novaland , gia đình ông Bùi Thành Nhơn quyết tâm phục dựng lại NovaLand

Công ty CP NovaGroup (NovaGroup) vừa đăng ký mua vào 8 triệu cổ phiếu của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland – Mã CK: NVL) theo phương thức nhận chuyển quyền sở hữu cổ phiếu qua hệ thống của Sở Giao dịch chứng khoán.

Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch từ ngày 14/10/2022, mục đích là tăng tỷ lệ sở hữu. NovaGroup hiện là cổ đông lớn nhất ở Novaland khi nắm giữ 37,02%. Nếu việc mua thêm 8 triệu cổ phiếu NVL diễn ra theo đúng kế hoạch, tỷ lệ sở hữu của NovaGroup ở Novaland sẽ hơn 37,4% vốn điều lệ, tương đương với 729.830.010 cổ phiếu. Cùng ngày, ông Bùi Cao Nhật Quân (con trai của ông Bùi Thành Nhơn – Chủ tịch HĐQT NovaGroup) cũng đăng ký mua thêm 2 triệu cổ phiếu NVL, nếu giao dịch thành công, ông Quân sẽ tăng số lượng cổ phiếu đang nắm giữ là 83.242.008 cổ phiếu.

Mới đây, NovaGroup cũng đã tăng sở hữu trực tiếp tại Novaland khi ông Bùi Thành Nhơn và bà Cao Thị Ngọc Sương (vợ ông Nhơn) hoàn tất việc thỏa thuận chuyển đổi cổ phiếu của Novaland (NVL) sang NovaGroup không qua hình thức chào bán công khai. Điều này đã được thông qua tại Đại hội đồng Cổ đông Thường niên của Novaland năm 2021 theo Nghị quyết số 15/2021-NQ.ĐHĐCĐ-NVL ngày 27/04/2021 và không làm giảm tỷ lệ sở hữu trực tiếp và gián tiếp cổ phần có quyền biểu quyết tại Novaland.

Cơ cấu sở hữu này nằm trong tiến trình tái cấu trúc để đạt mô hình NovaGroup với hệ sinh thái bao gồm 8 Tổng Công ty thành viên: Novaland, Nova Service, Nova Consumer, Nova Tech, Nova Capital Partners, Nova Logistic, Nova Industry, Nova Finance. Việc này đã được lên kế hoạch rõ ràng, thông tin rộng rãi và thực hiện theo nhiều giai đoạn từ trước.

NovaGroup đăng ký mua 8 triệu cổ phiếu Novaland

Đô thị sinh thái thông minh Aqua City chuẩn bị đón những cư dân đầu tiên

Việc tiếp tục nâng sở hữu của NovaGroup tại Novaland cho thấy sự cam kết của NovaGroup cũng như ông Nhơn và gia đình, đồng thời cùng HĐQT và Ban Tổng Giám đốc tiếp tục dẫn dắt, kiện toàn đội ngũ phát triển Tập đoàn cùng các Tổng công ty thành viên phát triển vượt bậc, đảm bảo hệ sinh thái tăng trưởng tốt hơn theo lộ trình đã đề ra, mang lại hiệu quả tối ưu cho khách hàng, nhà đầu tư cũng như đóng góp vào sự phát triển bền vững của cộng đồng, xã hội.

 

  • Những khó khăn của NovaLand vẫn còn, giá liên tục sắc đỏ

TẬP ĐOÀN NOVALAND (NVL)
Vượt qua những khó khăn về thanh khoản
KQKD Q3/2022 – Tiêu điểm
Doanh thu tăng… NVL ghi nhận doanh thu Q3/2022 đạt 3,3 nghìn tỷ đồng (+23%
QoQ / đi ngang YoY). Trong đó, doanh thu được ghi nhận chủ yếu thông qua công
tác bàn giao tại ba dự án trọng điểm (NovaWorld Phan Thiết, NovaWorld Hồ Tràm
và Aqua City), các dự án này đóng góp 82% vào doanh thu Q3/2022. Ngoài ra,
NVL còn ghi nhận 79 tỷ đồng thu nhập tài chính từ thoái vốn cổ phần nhóm công
ty: Hạ tầng Sài Gòn, Khánh An và Carava Resort.
…nhưng lợi nhuận giảm trong Q3/2022. LNST Q3/2022 chỉ đạt 0,2 nghìn tỷ
đồng (-70% QoQ / -74% YoY), chủ yếu do chi phí BH&QLDN, chi phí tài chính
tăng và chi phí thuế đi ngang so với quý trước (thuế TNDN chiếm 68% LNTT
Q3/2022).

Dòng tiền khó khăn, các ông lớn BĐS Novaland, VinHomes, Khang Điền, Phát Đạt... tích trữ tiền mặt như thế nào? - Ảnh 3.
Mục tiêu hoàn thành kế hoạch năm 2022 vẫn còn xa… Doanh thu 9T2022 đạt
7,9 nghìn tỷ đồng (-24% YoY) và LNST đạt 2,1 nghìn tỷ đồng (-19% YoY). Như
vậy, NVL chỉ mới hoàn thành 22% kế hoạch doanh thu và 32% kế hoạch LNST cả
năm của công ty, có vẻ như NVL khó có thể đạt được các kế hoạch này.
Doanh thu bán trước (presales) giảm so với quý trước. Trong Q3/2022, NVL
đã bán được 848 căn (-52% QoQ / +34% YoY) với tổng giá trị hợp đồng đạt 15,4
nghìn tỷ đồng (-56% QoQ / +57% YoY). Tính đến cuối tháng 9/2022, lũy kế giá trị
HĐ đặt trước chưa thanh toán (unbilled booking) là 244 nghìn tỷ đồng.
Khai thác hiệu quả thị trường vốn. NVL đã huy động thêm được 9 nghìn tỷ đồng
nợ vay trong Q3/2022, tổng nợ vay tăng +5% QoQ / +19% YTD / +28% YoY. Tổng
cộng, NVL đã huy động được 27 nghìn tỷ đồng nợ vay trong 9T2022, tương ứng
hoàn thành 113% kế hoạch cả năm của công ty, một kết quả rất ấn tượng dù gặp
phải nhiều hạn chế về chính sách tín dụng trong thời gian vừa qua. Ban lãnh đạo
dự kiến huy động thêm 6 nghìn tỷ đồng trong Q4/2022.
Đánh giá dòng tiền. Tổng dòng tiền vào trong 9T2022 đạt 52 nghìn tỷ đồng, bao
gồm 1) 25 nghìn tỷ đồng thu từ bán bất động sản (hoàn thành 71% kế hoạch cả
năm) và 27 nghìn tỷ đồng từ đi vay (113% kế hoạch). Công ty đã chi tổng cộng 48
nghìn tỷ đồng, trong đó 1) 13 nghìn tỷ đồng là chi phí xây dựng (73% kế hoạch),
2) 23 nghìn tỷ đồng dùng để chi trả lãi vay/nợ gốc (94% kế hoạch), và 3) 12 nghìn
tỷ đồng dùng để chi cho hoạt động đầu tư/chi phí M&A. Tiền và tương đương tiền
vào cuối Q3/2022 là 21 nghìn tỷ đồng (+24% QoQ / +23% YTD / +39% YoY).
Rủi ro gia tăng khi tỷ lệ đòn bẩy tăng. Tỷ lệ tổng nợ vay /VCSH Q3/2022 là
1,61x, tăng so với Q4/2021 là 1,47x. Chi phí lãi vay của NVL tăng mạnh trong
Q3/2022 (tương ứng với lãi suất hơn 12%/năm), và sức mua của khách hàng cũng
bị tác động tiêu cực khi lãi suất tăng cao hơn. Tuy nhiên, do nguồn vốn huy động
cũng đã tăng đáng kể so với đầu năm nên tình hình tài chính của NVL nhìn chung
vẫn ổn định và công ty không có rủi ro tín dụng quá lớn trong ngắn hạn, theo quan
điểm của chúng tôi.
Tái cơ cấu doanh nghiệp và thay đổi chiến lược. NVL đã giảm bớt nhân viên
và tập trung vào các dự án đang trong quá trình phát triển (như Aqua City,
Novaworld Phan Thiết và Novaworld Hồ Tràm) và tạm gác lại các dự án khác.
Áp dụng chính sách bán hàng linh hoạt. NVL đưa ra nhiều chương trình khuyến
mại nhằm củng cố presales và thúc đẩy tăng dòng tiền từ khách mua nhà. Theo
quan điểm của chúng tôi, các chính sách này sẽ giúp làm tăng thanh khoản. Chúng
tôi vẫn giữ khuyến nghị NẮM GIỮ – Kém khả quan đối với NVL.

  • Có 32 nghìn tỷ đồng gửi ngân hàng mà lại không thể giải ngân, thế khó của NVL

Kết thúc quý III/20223, Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (mã chứng khoán NVL) ghi nhận doanh thu thuần 3.279 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ, lãi gộp 1.410 tỷ đồng, giảm 6%. Lãi sau thuế 736 tỷ đồng, giảm 18%.

Lũy kế 9 tháng, NVL ghi nhận 7.908 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và hơn 2.054 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất.

Tổng doanh thu hợp nhất bao gồm doanh thu từ bán hàng và thu phí cung cấp dịch vụ. Trong đó, doanh thu từ bán hàng đạt hơn 6.445 tỷ đồng, được ghi nhận từ việc bàn giao tại các dự án như NovaWorld Phan Thiet, Aqua City, NovaWorld Ho Tram, NovaHills Mui Ne, Soho Residence và Victoria Village; doanh thu từ cung cấp dịch vụ đạt hơn 1.463 tỷ đồng.

Novaland: Quý III/2022 lãi 736 tỷ đồng, có 22.000 tỷ đồng gửi ngân hàng ảnh 2

Tại ngày 30/09/2022, tổng tài sản hơn 259.590 tỷ đồng, tăng 28,6% so với cuối năm 2021. Số dư tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản tiền gửi nắm giữ đến ngày đáo hạn tại các ngân hàng đạt gần 21.168 tỷ đồng và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn hơn 998,6 tỷ đồng.

Novaland: Quý III/2022 lãi 736 tỷ đồng, có 22.000 tỷ đồng gửi ngân hàng ảnh 1
Cơ cấu tài sản NVL. Nguồn dữ liệu Wichart.vn

Khoản mục hàng tồn kho ghi nhận hơn 129.636 tỷ đồng, chủ yếu đến từ việc đẩy mạnh đầu tư phát triển tại các dự án Aqua City, NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram và từ việc nhận chuyển nhượng các dự án mới.

Trong đó, 93% tổng hàng tồn kho (tương đương gần 120.750 tỷ đồng) là giá trị quỹ đất và dự án đang xây dựng, phần còn lại là bất động sản đã xây dựng hoàn thành và hàng hóa bất động sản, bất động sản đã hoàn thiện chờ bàn giao cho khách hàng.

Novaland: Quý III/2022 lãi 736 tỷ đồng, có 22.000 tỷ đồng gửi ngân hàng

Đối với hoạt động huy động vốn, tính đến hết quý III/2022, Novaland cho biết đã nhận giải ngân tổng cộng gần 27.446 tỷ đồng. Các khoản giải ngân được sử dụng cho các hoạt động M&A – được ghi nhận tại khoản mục Các khoản phải thu ngắn hạn khác và Các khoản phải thu dài hạn khác trên bảng cân đối kế toán, và đầu tư phát triển dự án.

Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ vay 71,742 tỷ đồng, tăng 18%, tích cực là khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn tăng tốt 79%, đạt 14.864 tỷ đồng. NVL cũng có khoản phải trả khác 98.884 tỷ đồng – chủ yếu là tiền nhận từ đối tác để đầu tư phát triển dự án.

Novaland: Quý III/2022 lãi 736 tỷ đồng, có 22.000 tỷ đồng gửi ngân hàng ảnh 2
Cơ cấu nguồn vốn NVL. Nguồn dữ liệu Wichart.vn

Vốn chủ sở hữu 44.667 tỷ đồng, tăng 8% (trong đó có 12.750 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối), tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu 1,6 lần.

Theo công bố của doanh nghiệp, ngày 14/11, NVL sẽ chốt danh sách cổ đông để phát hành 482,6 triệu đơn vị, nguồn vốn lấy từ thặng dư vốn cổ phần theo BCTC kiểm toán riêng năm 2021 (hơn 5.200 tỷ đồng).

  • VinHomes tăng trưởng mạnh, lãi khủng trong khi NVL đuối sức

Là 2 doanh nghiệp bất động sản lớn nhất thị trường, VinHomes (VHM) và Novaland (NVL) tính đến thời điểm cuối quý 3 cũng đứng đầu về lượng tiền nắm giữ, cao vượt trội so với các doanh nghiệp bất động sản niêm yết khác. Số tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngắn hạn của 2 “ông lớn” lần lượt là 15,9 nghìn tỷ và 22,2 nghìn tỷ.

Dòng tiền khó khăn, các ông lớn BĐS Novaland, VinHomes, Khang Điền, Phát Đạt… tích trữ tiền mặt như thế nào? – Ảnh 1.

Dòng tiền khó khăn, các ông lớn BĐS Novaland, VinHomes, Khang Điền, Phát Đạt... tích trữ tiền mặt như thế nào? - Ảnh 1.

Tuy nhiên, nếu so sánh lượng tiền và tiền gửi với giá trị nợ phải trả thì VinHomes và Novaland chỉ ở top cuối với tỷ lệ lần lượt là 7,9% và 10,3%, thấp hơn rất nhiều so với các nhà phát triển dự án khác như Nam Long (NLG), Khang Điền (KDH), DIC Corp (DIG).

Dòng tiền khó khăn, các ông lớn BĐS Novaland, VinHomes, Khang Điền, Phát Đạt... tích trữ tiền mặt như thế nào? - Ảnh 2.

Riêng CTCP Đầu tư Dịch vụ tài chính Hoàng Huy (TCH) đột biến với tỷ lệ tiền/nợ phải trả lên tới 216%. Và nếu mang toàn bộ tiền mặt chia cho hơn 668 triệu cổ phiếu đang lưu hành thì mỗi cổ phiếu sẽ nhận được gần 11.700 đồng – cao hơn hẳn thị giá 7.000 đồng của TCH.

  • Tồn kho NovaLand tăng 1 tỷ usd, nợ phải trả tăng, vốn hóa giảm 85%

Tồn kho tăng 1 tỷ USD, các khoản phải thu và phải trả cùng tăng vọt

Trong năm 2022, quy mô vốn hóa của Novaland trên sàn chứng khoán giảm tới 85% khi chỉ còn 27,3 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng tài sản của công ty vẫn tăng mạnh, chủ yếu đến từ các khoản phải thu và hàng tồn kho.
Bức tranh tài chính của Novaland sau năm sóng gió: Tồn kho tăng 1 tỷ USD, các khoản phải thu và phải trả cùng tăng vọt
Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2022 với doanh thu thuần 3.241 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 239 tỷ đồng, giảm 30% và 74% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế cả năm 2022, Novaland đạt doanh thu thuần 11.135 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.293 tỷ đồng, giảm 25% và 34% so với năm 2021.

Năm 2022 là năm biến động mạnh chưa từng thấy với tập đoàn Novaland, thể hiện qua quy mô vốn hóa doanh nghiệp giảm từ 176 nghìn tỷ đồng hồi đầu năm xuống chỉ còn 27,3 nghìn tỷ đồng khi đóng cửa phiên giao dịch cuối năm. Cổ phiếu Novaland trải qua đợt bán tháo mạnh trong giai đoạn cuối năm khi nhà đầu tư lo ngại về việc doanh nghiệp gặp áp lực thanh khoản khi thị trường trái phiếu bị siết chặt.

Mặc dù vốn hóa giảm tới 85%, nhưng năm qua quy mô tài sản của Novaland vẫn tăng thêm hơn 55 nghìn tỷ đồng (+28%), lên 257 nghìn tỷ đồng. Trong đó, biến động mạnh nhất là các khoản phải thu ngắn hạn khác, tăng từ 15 nghìn tỷ đồng lên 38 nghìn tỷ đồng (+150%).

1(1).png
Bên cạnh đó, hàng tồn kho của Novaland tăng thêm khoảng 24 nghìn tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD), lên 134 nghìn tỷ đồng. Novaland cho biết, hàng tồn kho chủ yếu đến từ việc đầu tư các dự án Aqua City, NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram và từ việc nhận chuyển nhượng các dự án mới.

91% tổng hàng tồn kho (tương đương gần 122.559 tỷ đồng) là giá trị quỹ đất và dự án đang xây dựng, phần còn lại là BĐS đã xây dựng hoàn thành và hàng hóa bất động sản, bất động sản đã hoàn thiện chờ bàn giao cho khách hàng.

2.png
Đối với các khoản vay nợ, Novaland hiện đang vay tổng cộng 64.576 tỷ đồng, giảm khoảng 7.000 tỷ đồng nếu so với quý 3/2022. Trong khi đó, nếu so với đầu năm, tổng vay nợ vẫn tăng khoảng 4.000 tỷ đồng, trong đó vay nợ ngắn hạn tăng 6.400 tỷ đồng (lên 25.500 tỷ đồng) và vay nợ dài hạn giảm khoảng 2.400 tỷ đồng (xuống 39.060 tỷ đồng).

Trong tổng nợ của Novaland, nợ ngân hàng chiếm hơn 11.000 tỷ đồng, nợ phát hành trái phiếu 44.100 tỷ đồng và vay bên thứ ba là 10.000 tỷ đồng. Một số ngân hàng cho vay lớn tại Novaland là VPBank, MB, VietinBank…

3(1).png
Một khoản mục tăng mạnh trong cơ cấu nguồn vốn là “phải trả dài hạn khác”, tăng từ 58,5 nghìn tỷ đồng lên 86,2 nghìn tỷ đồng (+47%).

Tại thời điểm 31/12/2022, Novaland có gần 13.000 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối.

  • Tồn kho Bất động sản năm 2022 gần 275.000 tỷ đồng, trong đó Novaland chiếm gần một nửa với 134.485 tỷ đồng

 

Thống kê sơ bộ, tại ngày 31/12/2022, hơn 40 doanh nghiệp phát triển bất động sản niêm yết gồm AGG, API, CDC, CEO, CIG, CKG, D11, D2D, DIG, DTA, DXG, EVG, FLC, HDC, HDG, HLD, HPX, HQC, HU1, ICG, IJC, ITC, KDH, KSF, L14, NBB, NDN, NHA, NLG, NTL, NVL, PDR, QCG, RCL, SCR, TCH, TDC, VC3, VC7, VHM, VPH, VPI ghi nhận khoảng 330 nghìn tỷ đồng tồn kho (tương đương gần 14 tỷ USD), tăng hơn 32% so với đầu năm.

Tồn kho của các doanh nghiệp bất động sản tăng cao trong bối cảnh năm 2022 thị trường có những dấu hiệu trầm lắng trước tác động của hàng loạt yếu tố, đặc biệt là chính sách thắt chặt về tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp khiến thị trường xuất hiện tâm lý lo ngại, giao dịch bị trì hoãn, nhiều dự án bất động sản đang triển khai phải nhấn nút “tạm dừng”. Do đó, tồn kho của các doanh nghiệp phần lớn nằm ở chi phí liên quan đến các dự án đang xây dựng dở dang.

Tồn kho tiếp tục gia tăng

Thực tế, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp bất động sản lớn cũng cho thấy, tồn kho chủ yếu nằm ở các dự án dở dang, bao gồm các khoản chi phí tiền sử dụng đất, chi phí tư vấn thiết kế, chi phí xây dựng và các chi phí liên quan trực tiếp đến dự án.

Điển hình, “quán quân” tồn kho là CTCP Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va (NVL) đến cuối năm 2022 đang có hơn 134.485 tỷ đồng tồn kho, tăng 22% so với cùng kỳ và chiếm 52% tổng tài sản là 257.365 tỷ đồng. Trong đó, bất động sản đang xây dựng dở dang là gần 122.559 tỷ đồng, chiếm 91% tổng giá trị tồn kho.

Hàng tồn kho của No Va tăng mạnh do thời gian qua, tập đoàn này đẩy mạnh phát triển các đại đô thị nghỉ dưỡng như Aqua City, NovaWorld Ho Tram, NovaWorld Phan Thiet,… với tổng quy mô hàng nghìn ha và giá trị đầu tư hàng tỷ USD khiến tồn kho tăng mạnh từ 57.200 tỷ đồng (cuối 2019) lên gần 86.870 tỷ (cuối 2020) và 110.000 tỷ (cuối 2021).

Ngoài ra, trong năm 2022, tập đoàn này tiếp tục M&A thêm một số doanh nghiệp dự án, trong đó có Công ty TNHH Bất động sản Đà Lạt Valley – chủ đầu tư khu đô thị Aqua Waterfront City (Đồng Nai) và ghi nhận thêm khoảng 7.950 tỷ đồng tồn kho từ các dự án của doanh nghiệp này.

Trong khi đó, tại CTCP Vinhomes (VHM), hàng tồn kho tại ngày 31/12/2022 ở mức 65.816 tỷ đồng, chiếm 18% tổng tài sản. Hàng tồn kho của Vinhomes cũng chủ yếu nằm ở bất động sản để bán đang xây dựng (bao gồm tiền sử dụng đất, chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí xây dựng và phát triển) ở dự án Vinhomes Grand Park, dự án Vinhomes Smart City, dự án Vinhomes Ocean Park, dự án Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire, dự án Vinhomes Ocean Park 3 – The Crown và các dự án khác.

Thị trường bất động sản trông chờ vào nhu cầu thực ảnh 2
Còn tại CTCP Đầu tư Nam Long (NLG) hàng tồn kho đến cuối năm 2022 ở mức 14.898 tỷ đồng, giảm 3,8% so với cùng kỳ. Dù giá trị tồn kho giảm nhẹ so với đầu năm song vẫn chiếm tới 55% tổng tài sản của doanh nghiệp này.

Tồn kho của Nam Long chủ yếu tại các dự án như Izumi (8.300 tỷ), Southgate (3.516 tỷ), Waterpoint (1.454 tỷ), dự án Cần Thơ (507 tỷ), Akari (409 tỷ), dự án Phú Hữu (240 tỷ), dự án Nguyên Sơn (106 tỷ),… và một số dự án khác.

Đến cuối năm 2022, tồn kho bất động sản của CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) là 14.238 tỷ đồng, tăng 20% so với cuối năm ngoái và chiếm hơn 46% tổng tài sản. Trong đó, tồn kho chủ yếu nằm ở các bất động sản dang dở với 11.902 tỷ đồng, còn bất động sản thành phẩm chiếm 1.598 tỷ đồng.

Tiếp theo là CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (KDH) với lượng hàng tồn kho là 12.441 tỷ đồng, tăng gần 60% so với cùng kỳ. Trong đó, 12.440 tỷ đồng đến từ các bất động sản dang dở như Khang Phúc – Khu Dân cư Tân Tạo (5.316 tỷ đồng); Đoàn Nguyên – Khu nhà ở Đoàn Nguyên (3.258 tỷ); Bình Trưng – Bình Trưng Đông (1.078 tỷ), Khang Phúc – An Dương Vương (589 tỷ), Thủy Sinh Phú Hữu (400 tỷ),… và một số dự án khác.

Một doanh nghiệp nữa có lượng tồn kho vượt 10.000 tỷ đồng là CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR). Tại thời điểm 31/12/2022, tồn kho của Phát Đạt là 12.131 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu đến từ các dự án như The EverRich 2 (3.598 tỷ đồng), Bình Dương Tower (2.340 tỷ), Tropicana Bến Thành Long Hải (1.994 tỷ), dự án Phước Hải (1.519 tỷ), The EverRich 3 (877 tỷ), dự án Trần Phú Đà Nẵng (636 tỷ),…

Thị trường bất động sản trông chờ vào nhu cầu thực

Tại thời điểm cuối năm 2022, dù lượng tồn kho của CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) đã giảm nhẹ 1% so với cuối năm ngoái xuống 7.203 tỷ đồng nhưng vẫn chiếm tới 72,4% tổng tài sản, trong đó bất động sản dở dang là 6.595 tỷ đồng, còn lại là bất động sản hàng hóa và nguyên vật liệu.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp khác cũng có tồn kho tăng lớn và tăng so với cùng kỳ năm trước như Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIG) với 5.923 tỷ đồng tồn kho hay CTCP Đầu tư Văn Phú – Invest (VPI) với 3.777 tỷ đồng. Trong khi đó, CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (AGG), CTCP Đầu tư Hải Phát (HPX), CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR) lại có tồn kho giảm so với cùng kỳ, lần lượt là 3.723 tỷ đồng, 3.595 tỷ đồng và 2.777 tỷ đồng.

  • Xu hướng nhu cầu thực lên ngôi, liệu các căn hộ giá trên trời có hết hot

Theo Hội Môi giới bất động sản (VARS), trong năm qua, thị trường không có dự án nhà ở mới nào được phê duyệt. Không chỉ thế, thị trường cũng thiếu vắng các sản phẩm nhà ở phù hợp với “túi tiền” của số đông người dân. Hiện nguồn cung toàn thị trường đạt khoảng 48.500 sản phẩm, chỉ bằng 28% so với năm 2018; trong đó, phân khúc đất nền chiếm 44%, căn hộ cao cấp chiếm 37%, căn hộ trung cấp chiếm 15% và căn hộ bình dân chiếm tỷ lệ thấp nhất với 4%. Tỷ lệ tiêu thụ chung của toàn thị trường đạt khoảng 39%, tương đương 19.000 giao dịch, bằng 69% so với lượng tiêu thụ của năm 2021 và bằng 17% lượng giao dịch của năm 2018.

Về nguyên nhân, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) cho rằng, bên cạnh những khó khăn do cơ chế, chính sách đang được Nhà nước tích cực tháo gỡ, cũng có trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn dẫn tới sự “lệch pha” của thị trường, cơ cấu sản phẩm phát triển mất cân đối. Trong khi đó, người dân cần nhà ở có giá vừa túi tiền hoặc nhà ở xã hội, nhưng cả hai loại sản phẩm này đang rất thiếu.

Đơn cử, tại TP. HCM, năm 2020, chỉ có 1% nhà ở có giá vừa túi tiền (từ 30 triệu đồng/m2 trở xuống). Từ năm 2021 đến nay, không có dự án nhà ở thương mại nào có giá vừa túi tiền. Trong khi đó, tỷ lệ nhà ở cao cấp liên tục gia tăng. Năm 2020, tỷ lệ nhà ở cao cấp chiếm 70% thị phần và tăng lên 80% trong giai đoạn 2021 – 2022, còn lại là nhà ở trung cấp. Điều này dẫn tới giá nhà bị đẩy lên rất cao, như nhà ở xã hội hiện nay đã có những căn có giá lên tới 25 triệu đồng/m2, trong khi mục tiêu trước đây là mức trên dưới 15 triệu đồng/m2.

Thị trường bất động sản trông chờ vào nhu cầu thực ảnh 1

Bước sang năm 2023, nhiều ngân hàng thương mại đã được nới thêm hạn mức tín dụng từ 1,5 – 2%. Vì thế, các doanh nghiệp BĐS cho biết đang chờ đợi các dòng tiền tín dụng khơi thông để các dự án BĐS tiếp tục hoàn thiện. Mặt khác, nếu thị trường chứng khoán trong năm nay tăng từ 30% – 50% và trái phiếu phục hồi sẽ là cơ sở để có thêm nguồn tiền đổ vào nền kinh tế và BĐS.

Bên cạnh đó, dòng tiền kiều hối, FDI và M&A cũng đang được các doanh nghiệp mong chờ chảy vào thị trường BĐS. Có thể thấy, Việt Nam thuộc nhóm 10 nước nhận kiều hồi lớn nhất thế giới, trong đó ước tính 25% lượng kiều hối đầu tư vào BĐS nói chung. Đặc biệt, luồng tiền đến từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài “vô cùng tươi sáng” vì hơn 200 đại diện cấp cao của các công ty đầu tư hàng đầu bình chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư ưu tiên nhất, nhì trong nhóm các thị trường mới nổi; đồng thời lần đầu tiên Việt Nam lọt vào Top 20 nền kinh tế về thu hút FDI trên thế giới.

Chia sẻ thêm về luồng vốn FDI, ông Neil MacGregor, Giám đốc Điều hành Savill Việt Nam cho biết, sau hơn 30 năm thực hiện chính sách mở cửa thu hút FDI, tới nay Việt Nam đã tiếp nhận đầu tư từ 140 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, dẫn đầu với nhóm ngành sản xuất – chế tạo và BĐS. Ông Neil MacGregor khẳng định, đây là một trong những nguồn lực quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và BĐS.

Về M&A, ông Lê Hoàng Châu nhận định, trong năm 2023, nếu những khó khăn, thách thức về vướng mắc pháp lý, siết vốn, trái phiếu… tiếp diễn như thời gian qua sẽ tạo thời cơ cho các nhà đầu tư tiềm lực tài chính mạnh thâu tóm các dự án tốt; không loại trừ trường hợp nhà đầu tư nước ngoài sẽ tham gia mua bán, sáp nhập dự án tốt, thương hiệu doanh nghiệp uy tín.

  • Ông Bùi Thành Nhơn sau khi bán 4% cổ phần tại NVL đã trở lại làm chủ tịch HDDQT Novaland tham vọng tái cấu trúc toàn bộ tập đoàn và công ty NVL

Ngày 03/02/2023, HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) đã thống nhất bầu ông Bùi Thành Nhơn giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT. Đồng thời, Novaland đang tập trung hành động cho công tác tái cấu trúc toàn diện, củng cố đội ngũ nhân lực vững chuyên môn, dày kinh nghiệm.

Đứng trước những khó khăn và thách thức, với sự hỗ trợ và tư vấn của nhiều đối tác chuyên nghiệp, Novaland đang quyết liệt tiến hành tái cấu trúc toàn diện tập đoàn, nhằm đưa ra những giải pháp quản lý hiệu quả, tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và các bên liên quan.

Theo công bố mới nhất, Novaland đã điều chỉnh số lượng thành viên HĐQT từ 7 xuống 5 thành viên và bầu cử lại thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT). Theo đó, ông Bùi Thành Nhơn chính thức được bầu chọn là Chủ tịch HĐQT và là người đại diện pháp luật.

Ông Bùi Thành Nhơn, Nhà sáng lập – Chủ tịch HĐQT Novaland
Theo đề án tái cấu trúc, Tập đoàn sẽ tinh gọn bộ máy, sơ đồ tổ chức có nhiều sự thay đổi, có sự tách bạch và phân quyền hoạt động độc lập, giữa Hội đồng quản trị, Ban điều hành, từng cá nhân được giao quyền và trách nhiệm rõ ràng.

Trong suốt 30 năm hình thành và phát triển, ông Bùi Thành Nhơn cùng các cộng sự đã vững vàng vượt qua các giai đoạn khó khăn để cùng chèo lái con thuyền Nova. Từng đối mặt với cơn khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1999, khủng hoảng Kinh tế toàn cầu 2008 và rất nhiều khó khăn khác nhưng Nova vẫn kiên định vượt khó vươn lên.

Với thách thức hiện tại, Novaland đã và đang cùng các đơn vị tư vấn hàng đầu như KPMG, E&Y Parthenon, Deloitte… xây dựng đề án tái cấu trúc, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, tinh gọn nhân sự, xác định lại mục tiêu thay đổi chiến lược phát triển.

Ông Nhơn luôn tâm niệm rằng “Đã là doanh nhân phải chấp nhận đối mặt với khó khăn, thách thức bởi trở ngại này qua đi, khó khăn khác sẽ đến”.

  • So sánh các công ty cùng lĩnh vực Bất động sản

Thị trường chứng khoán ngày 31/1 và 1/2/2023 tiếp tục đón nhận kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2022 của hàng trăm doanh nghiệp trong đó có nhiều điểm nhấn đến từ các nhóm ngành.

Chúng tôi tổng hợp một số điểm nhấn đáng chú ý giúp nhà đầu tư và Quý độc giả tiện theo dõi.

– Vinaconex (VCG) lãi năm 2022 tăng mạnh, nợ vay vượt 13.000 tỷ đồng;

– Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đạt lợi nhuận trước thuế 9.659 tỷ đồng – tăng 54%;

– Tiếp bước KBC, Tân Tạo (ITA) lỗ nặng quý 4, dự án Kiên Lương “đánh sập” lợi nhuận cả năm;

– Bảo hiểm PTI báo lỗ “khủng” năm 2022, lợi nhuận vẽ hình cây thông sau khi lập đỉnh;

– Novaland (NVL) thực hiện được 1/3 chỉ tiêu lợi nhuận năm 2022, kỳ vọng sẽ “hồi sinh” trong năm 2023 khi tỷ phú Bùi Thành Nhơn trở lại;

Nợ xấu phân hóa mạnh giữa các ngân hàng

– VietBank (VBB): Quý 4 tăng trưởng âm, lợi nhuận 2022 đạt 649 tỷ đồng;

– DIC Corp (DIG) lãi năm 2022 chỉ bằng 10% cam kết của chủ tịch;

– Saigonbank (SGB) báo lãi 2022 tăng gấp rưỡi, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hơn 250 tỷ đồng;

– “Ôm” cổ phiếu bluechip HPG, FPT,…, Quản lý tài sản Trí Việt (TVC) báo lỗ lần đầu kể từ khi niêm yết;

– Gemadept (GMD) báo lãi nghìn tỷ trở lại sau 3 năm;

– Thủy sản Bạc Liêu (BLF) báo lỗ quý kỷ lục sau 15 năm, cổ phiếu có nguy cơ hủy niêm yết?

– Xuất nhập khẩu Việt Phát (VPG) lỗ quý đầu sau 6 năm, lợi nhuận 2022 giảm 85% từ đỉnh;

– Phú Nhuận (PNJ) lãi hơn 1.800 tỷ đồng trong năm 2022 – tăng 80%;

– Sở hữu Dầu Tường An và Vocarimex, Kido (KDC) vẫn báo lãi quý 4/2022 “bốc hơi” 97%;

– Trích lập dự phòng lớn, công ty mẹ TCI tái lỗ sau 11 quý;

– Theo chân TVN, SMC, NKG, Thép Pomina (POM) báo lỗ kỷ lục 1.068 tỷ đồng năm 2022;

– CEO Group báo lãi 2022 gấp gần 4 lần cùng kỳ, cổ phiếu tăng 200% sau hơn 2 tháng;

– Giảm trích lập dự phòng, VietABank (VAB) báo lãi 2022 tăng 39%;

  • Tài sản còn rất lớn tới 600.000 tỷ đến 2025, liệu Novaland có lội ngược dòng

Tổng giá trị phát triển quỹ đất của Novaland tăng trưởng từ 52 tỷ USD lên 71 tỷ USD. Dựa trên các dự án đang xây dựng, giá trị tài sản ròng của NVL ước đạt 324 nghìn tỷ đồng, gấp 2,2 lần vốn hoá của Công ty hiện nay.
Trong buổi chia sẻ Chiến lược hoạt động với báo chí diễn ra chiều qua (17/3), đại diện CTCP Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va – Novaland (mã chứng khoán NVL) cho biết, sau 5 năm niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), quỹ đất của Novaland đã tăng mạnh, từ sở hữu 668 ha quỹ đất tại TP.HCM; sang năm 2018, quỹ đất đã nhanh chóng tăng lên 2.700 ha và đến cuối năm 2021 tăng lên gần 10.600 ha.

Hiện NVL đang có 3 dự án trọng điểm là Aqua City, NovaWorld Phan Thiet và NovaWorld Ho Tram, ước tính sẽ mang về mức lợi nhuận lần lượt là 36.000 tỷ đồng, 31.000 tỷ đồng và 10.000 tỷ đồng khi phát triển và bàn giao hoàn thiện.

Bám sát tốc độ hoàn thành của loạt hạ tầng giao thông quốc gia như cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, sân bay Long Thành…; Novaland sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực, đẩy mạnh tiến độ 3 dự án trọng điểm là Aqua City, NovaWorld Ho Tram, NovaWorld Phan Thiet; đặt mục tiêu hoàn thiện và đi vào vận hành tổng thể từ năm 2023.

Giá trị tài sản ròng của NVL cũng gia tăng đáng kể, từ mức 218.000 tỷ đồng (tương đương 9,5 tỷ USD) với quỹ đất 5.400 ha (công bố đầu năm) lên mức 324.000 tỷ đồng (tương đương 14,1 tỷ USD) khi quỹ đất mở rộng lên 10.600 ha (công bố cuối năm).

Trong năm 2022, Novaland tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư và phát triển dự án tại TP.HCM, tiêu biểu là việc trở thành Nhà phát triển dự án Grand Sentosa (H.Nhà Bè) trong tháng 3 vừa qua. Novaland cũng nghiên cứu một số dự án tại khu vực Thủ Thiêm đang được UBND TP.HCM kêu gọi đầu tư.

Novaland (NVL): Dự kiến tung 100.000 sản phẩm, tổng giá trị dự kiến 600.000 tỷ đồng đến 2025 ảnh 1
Novaland trở thành Nhà phát triển Dự án Grand Sentosa (TP.HCM) vào tháng 03/2022

Ngoài một số dự án trọng điểm đang triển khai, năm 2022, Novaland sẽ giới thiệu khoảng 15.000 sản phẩm, dự kiến bao gồm các dự án bất động sản đô thị du lịch quy mô lớn như: NovaWorld Mui Ne (700 ha), NovaWorld Nha Trang (600 ha), NovaWorld Lang Co (280 ha)…

Điều kiện vĩ mô thuận lợi, kết hợp với nguồn lực tích luỹ trong những năm qua, Novaland đặt mục tiêu giới thiệu ra thị trường 100.000 sản phẩm trong giai đoạn 2021 – 2025, với tổng giá trị dự kiến là 600.000 tỷ đồng. Giá trị này có thể cao hơn dự kiến trong trường hợp cơ sở hạ tầng khi hoàn thiện mang lại thêm nhiều giá trị cho dự án, cho cư dân, nhà đầu tư cũng như du khách đến với các khu đô thị NovaWorld.

Dãy shophouse ven biển tại NovaWorld Ho Tram (Bà Rịa – Vũng Tàu) đã đưa vào vận hành

Trong giai đoạn này, NVL chia sẻ một số quỹ đất chiến lược trải dài ở các tỉnh thành đều có tiềm năng du lịch. Cụ thể, ở TP.HCM sắp ra mắt dự án Grand Sentosa tại khu Nam Sài Gòn (diện tích 8,3 ha, hơn 2.000 sản phẩm căn hộ). Quỹ đất tại các khu vực trung tâm TP.HCM đang nghiên cứu, đầu tư còn khoảng hơn 610 ha.

Ở thị trường Đồng Nai, bên cạnh quỹ đất gần 1.000 ha của dự án Aqua City đang triển khai, Tập đoàn đang hoàn thiện M&A dự án quy mô hơn 600 ha.

Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, NovaWorld Ho Tram sẽ tiếp tục ra mắt phân kỳ mới Long Island khoảng 30ha, tiếp tục nghiên cứu quỹ đất quy hoạch Safari và một số vị trí khác với tổng quy mô khoảng 3.000 ha.

Ở Bình Thuận, Novaland hoàn thành M&A quỹ đất 3.000 ha tại TP.Phan Thiết, dự kiến công bố dự án mang thương hiệu NovaWorld thứ 2 quy mô hơn 700 ha tại khu vực Mũi Né vào tháng 4/2022.

Với thị trường Lâm Đồng, dự kiến ra mắt NovaWorld Da Lat có tổng quy mô 1.000 ha. Novaland cũng đang nghiên cứu quỹ đất tại Liên Khương – Prenn hơn 3.000 ha.

Novaland cũng có dự án tại Khánh Hòa với quy mô hơn 600 ha mang thương hiệu NovaWorld nằm tiếp giáp đường Trần Phú, Nha Trang sẽ ra mắt trong tháng 06/2022 và chắc chắn sẽ thu hút lượng lớn khách hàng quan tâm bởi vị trí độc đáo của dự án này.

Và thị trường Huế, Novaland dự kiến ra mắt dự án NovaWorld Lang Co quy mô 280 ha.

  • Tỉ lệ sở hữu của Ông Bùi thành Nhơn và người liên quan tới Novaland sau khi bán 1/2 số cổ phần

Biến động cổ phiếu NVL diễn ra trong bối cảnh Công ty có nhiều chuyển biến mới sau thời gian tái cấu trúc. Ngày 3/2, Novaland chính thức công bố thông tin ông Bùi Thành Nhơn trở lại ghế Chủ tịch Công ty.
Tuần giao dịch 30/1-3/2/2023, thị trường chứng khoán tiếp tục có nhiều biến động, VN-Index giảm 40 điểm về sát mốc 1.000 điểm. Dù vậy, vẫn có những mã ngược dòng. Nổi trội là NVL của CTCP Địa ốc Nova (Novaland), liên tục tăng và hiện đang giao dịch ở mức 15.450 đồng/cp – tăng 11% trong tuần qua.

Cổ phiếu Novaland tăng liên tục, ông Bùi Thành Nhơn “bỏ túi” 1.300 tỷ trước thềm trở lại làm Chủ tịch - Ảnh 1.

Biến động cổ phiếu NVL diễn ra trong bối cảnh Công ty có nhiều chuyển biến mới sau thời gian tái cấu trúc. Ngày 3/2, Novaland chính thức công bố thông tin ông Bùi Thành Nhơn trở lại ghế Chủ tịch Công ty.

Cùng với đà tăng của cổ phiếu, tài sản ông Nhơn tăng thêm 1.300 tỷ đồng chỉ sau 1 tuần. Trong đó, ông Nhơn đang nắm giữ trực tiếp hơn 96,76 triệu cổ phiếu NVL (tương đương tỷ lệ 4,96% vốn). Đồng thời, các công ty riêng Novagroup và Diamond Properties đang sở hữu 776 triệu cổ phiếu khác (tương đương tỷ lệ 39,85% vốn), tổng cộng cổ phần trực tiếp và gián tiếp vào mức 873 triệu cổ phiếu.

Ngoài ra, con trai ông Bùi Thành Nhơn là Bùi Cao Nhật Quân cũng đang sở hữu hơn 78 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 4% vốn chủ sở hữu Công ty.

Con gái ông Bùi Thành Nhơn muốn mua gần 45 triệu cổ phiếu Novaland (NVL) - Ảnh 2.

Con gái ông Bùi Thành Nhơn muốn mua gần 45 triệu cổ phiếu Novaland (NVL) - Ảnh 2.

Thực tế, kế hoạch trở lại của ông Nhơn đã được công bố hồi tháng 11/2022 trong bối cảnh Novaland gặp nhiều khó khăn.

 

Novaland cũng đã điều chỉnh số lượng thành viên HĐQT từ 7 xuống 5 thành viên và bầu cử lại thành viên HĐQT. Tập đoàn cho biết đã và đang cùng các đơn vị tư vấn hàng đầu như KPMG, E&Y Parthenon, Deloitte… xây dựng đề án tái cấu trúc, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, tinh gọn nhân sự, xác định lại mục tiêu thay đổi chiến lược phát triển. Sơ đồ tổ chức vì thế có nhiều sự thay đổi, tách bạch và phân quyền hoạt động độc lập giữa Hội đồng quản trị, Ban điều hành.

Về tình hình kinh doanh, năm 2022, Novaland đạt 11.135 tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 5.000 tỷ đồng doanh thu tài chính, lợi nhuận trước thuế đạt 4.114 tỷ đồng. Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đạt lần lượt là 257.365 tỷ và 44.930 tỷ đồng.

Con gái ông Bùi Thành Nhơn muốn mua gần 45 triệu cổ phiếu Novaland (NVL) - Ảnh 1.

Tại diễn biến khác, ông Bùi Xuân Huy, Thành viên HĐQT Novaland đã vừa đăng ký bán ra gần 15 triệu cổ phiếu NVL.
Trong thông báo mới nhất, bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh, con gái ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland – mã chứng khoán: NVL) vừa đăng ký mua vào 44,5 triệu cổ phiếu NVL.

Mục đích giao dịch nhằm tăng tỷ lệ sở hữu, thời gian giao dịch từ 10/2 đến 10/3/2023, phương thức thông qua khớp lệnh và thỏa thuận.

Nếu hoàn tất toàn bộ giao dịch như đã đăng ký, con gái ông Bùi Thành Nhơn sẽ tăng sở hữu tại Novaland từ gần 2,3 triệu cổ phiếu (0,117%) lên 46,8 triệu cổ phần (2,399% vốn điều lệ công ty). Cổ phiếu NVL chốt phiên 6/2 đạt 15.400 đồng/cp. Tạm tính theo mức giá này, bà Quỳnh dự kiến chi ra khoảng 685 tỷ đồng để thực hiện mua vào 100% lượng đăng ký.

Cùng ngày, ông Bùi Xuân Huy, Thành viên HĐQT Novaland đã đăng ký bán ra gần 15 triệu cổ phiếu NVL theo phương thức thỏa thuận. Thời gian thực hiện dự kiến trong khoảng từ 10/2 đến 10/3/2023. Nếu hoàn tất, ông Huy sẽ hạ tỷ lệ sở hữu tại Novaland xuống còn 2,964% vốn, tương ứng 57,8 triệu cổ phiếu NVL.

 

  • Nới lỏng trái phiếu là Tháo gỡ khó khăn cho Bất động sản
  • Vì sao sụt giảm doanh thu nhưng các ông lớn BDS vẫn không hề dùng tới chiêu giảm giá bán
  • Sống trên đống nợ và tranh thủ kêu cứu
  • Liệu có quả bom trái phiếu huy động mới còn to hơn để trả nợ trái phiếu đến hạn
Mục lục ẩn