Biểu đồ kỹ thuật cổ phiếu HDB, chúng ta có thể tạm chia diễn biến giá của HDB từ khi niêm yết thành thành 3 giai đoạn chính

HDBank là một trong những mã cổ phiếu bluechip lớn của thị trường với giá trị vốn hóa hiện tại hơn 40,000 tỷ đồng. Cổ phiếu HDB đã trải qua nhiều biến động với các đợt tăng giảm kéo dài và có biên độ lớn, hiện tại cổ phiếu HDB đang được giao dịch ở vùng giá giảm hơn 40% so với đỉnh vào cuối năm 2021.

Vậy nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu HDB trong các phiên biến động mạnh thì sẽ cho kết quả như thế nào trong ngắn hạn? Bài viết dưới đây sẽ giúp nhà đầu tư trả lời câu hỏi này dựa trên dữ liệu lịch sử của cổ phiếu HDB từ khi niêm yết (tháng 1/2018) tới nay.
image.png
Nhìn vào Hình 1 –  Biểu đồ kỹ thuật cổ phiếu HDB, chúng ta có thể tạm chia diễn biến giá của HDB từ khi niêm yết thành thành 3 giai đoạn chính:
–        Giai đoạn 1 từ tháng 1/2018 tới 4/2020: giá cổ phiếu giảm mạnh từ vùng 16,000 đ/cp xuống còn 6,000 đ/cp (giảm hơn 60%);
–        Giai đoạn 2 từ tháng 4/2020 tới tháng 12/2021: giá cổ phiếu tăng mạnh từ 6,000 đ/cp lên vùng 27,000 đ/cp (tăng hơn 400%); và
–        Giai đoạn 3 từ tháng 12/2021 tới nay: giá cổ phiếu giảm mạnh và đang được giao dịch tại vùng giá 16,000 đ/cp (giảm ~ 50%)
image.png
Hình 2 cho thấy trong phần lớn các phiên giao dịch, cổ phiếu HDB sẽ dao động chủ yếu trong khoảng biên độ từ -3% đến 3% so với giá tham chiếu; tuy nhiên cũng sẽ có những phiên giao dịch có biên độ biến động lớn từ 3% trở lên.
Bài nghiên cứu đã thống kê tất cả các phiên giao dịch của HDB từ khi niêm yết đến nay và ghi nhận hành động MUA cổ phiếu khi giá giảm mạnh (trên 3%, 4%, 5% và 6%) hay tăng mạnh (trên 3%, 4%, 5% và 6%) so với giá trị tham chiếu trong ngày.
Hành động MUA sẽ dẫn đến tỷ suất lợi nhuận đầu tư sau đó tại mức giá đóng cửa các phiên T+1, T+2, T+3, T+5, T+7, T+10. Kết quả thống kê dưới đây chỉ ra Xác suất lãi, Lợi nhuận trung bình và Tỉ số lợi nhuận trên rủi ro (Risk Reward Ratio) trong tất cả hành động MUA.
image.png
Xác suất lãi: xác suất tăng giá sau các khung thời gian từ T+1 đến T+10
Lợi nhuận trung bình: lợi nhuận trung bình của hành động MUA (bao gồm các giao dịch lãi và lỗ) sau các khung thời gian
Tỉ số lợi nhuận trên rủi ro (Risk Reward Ratio –  RR Ratio ) được tính bằng: Lợi nhuận trung bình các giao dịch lãi / Lỗ trung bình của các giao dịch thua lỗ
Kết quả từ Hình 3 cho thấy:
–        Xác suất có lãi cao hơn xác suất lỗ trong phần lớn các khung thời gian (đa số xác suất có lãi > 50%). Ngoài ra, xác suất có lãi sẽ tăng cao đối với các phiên biến động mạnh >5% (cả chiều tăng và giảm).
–        Các giao dịch MUA đều có lãi (lợi nhuận trung bình >0%) và có xu hướng tăng khi phiên giao dịch có biến động lớn.
–        Nếu xét thêm yếu tố rủi ro, nhà đầu tư chỉ nên chú ý vào các giao dịch có Tỉ số lợi nhuận trên rủi ro (R-R Ratio) cao hơn 100%; kết quả hình 3 đã gợi ý các phiên tăng từ 5% trở lên với khung thời gian cho tỉ số này cao nhất. Tuy nhiên, lợi nhuận trung bình sau 5 – 10 phiên chỉ ở mức 2% -3% trong bối cảnh cổ phiếu đã tăng nóng trên 5% trong phiên T+0 là tương đối rủi ro.
Kết luận: với các phân tích ở trên và quan điểm cá nhân của tôi
–        Trong ngắn hạn, cổ phiếu HDB thường có xu hướng tăng giá ngay sau các phiên có biến động lớn. Nhà đầu tư khi mua cổ phiếu HDB vào những phiên tăng hoặc giảm trên 5% sẽ thường có lợi nhuận trong ngắn hạn (1-7 phiên giao dịch) với xác xuất tương đối cao.
–        Tuy nhiên, xem xét thêm khía cạnh rủi ro, chiến lược này chưa phù hợp do lợi nhuận đem lại chưa đủ cao để bù đắp lại mức độ tăng “nóng” trong phiên T+0 và các rủi ro khác có thể phát sinh.
–       Thực tế cho thấy các hoạt động giao dịch ngắn hạn luôn ẩn chứa rủi ro; nhà đầu tư cần chú ý thêm nền tảng cở bản của doanh nghiệp cũng như quan sát cẩn trọng điều kiện thị trường và phân tích kỹ thuật trước khi đưa ra quyết định đầu tư cho chính mình.