VinaCapital tiếp tục cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức giá rất hợp lý cho đầu tư dài hạn với mức P/E năm 2022

Như Quý Nhà đầu tư có thể đã biết, chỉ số VN Index hôm nay (25/4/2022) giảm 68,3 điểm về mức 1.310,9 điểm. Đây là một trong những phiên giảm mạnh nhất trong 2 năm qua, như vậy tính từ đầu năm 2022 đến nay, VN Index đã giảm 12,5%.

Việc giảm điểm này chủ yếu là do tâm lý nhà đầu tư không mấy lạc quan từ một số sự kiện và thông tin không tích cực mà chúng tôi đã nhận định và gửi thư đến Quý Nhà đầu tư vào ngày 21/4/2022. Dưới đây, chúng tôi xin tóm tắt các nguyên nhân này để Quý Nhà đầu tư tiện theo dõi.

  • Vụ việc của Tập đoàn FLC với cáo buộc thao túng và che giấu thông tin chứng khoán và Tập đoàn Tân Hoàng Minh với cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, liên quan đến việc phát hành trái phiếu, huy động tiền của các nhà đầu tư thông qua các công ty thành viên của Tập đoàn khiến các nhà đầu tư lo lắng việc điều tra sẽ được mở rộng sang các công ty khác, nhất là đối với các công ty bị nghi ngờ về thao túng giá cổ phiếu và các công ty có tình hình tài chính không tốt, không minh bạch trong việc phát hành trái phiếu. Hàng loạt các cổ phiếu mang tính chất đầu cơ, đã tăng nóng từ giữa năm 2021 trong khi kết quả kinh doanh không có chuyển biến tích cực, đồng loạt bị bán tháo và giảm mạnh. Điều đó dẫn đến việc bán giải chấp cổ phiếu (margin call) trên diện rộng trong những ngày qua. Ngay cả những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt cũng bị đem ra bán giải chấp để trả tiền vay mua chứng khoán, ảnh hưởng đến toàn thị trường chung.
  • Tình hình vĩ mô không có nhiều hỗ trợ tích cực cho thị trường chứng khoán trong thời gian qua: Xung đột giữa Nga và Ukraina làm gián đoạn nguồn cung về một số loại hàng hóa cơ bản, đẩy nguy cơ lạm phát lên cao. Tại Mỹ, lạm phát tháng 3/2022 đã lên tới 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cao sẽ khiến Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed tiếp tục tăng mạnh lãi suất. Một số chuyên gia dự báo Fed sẽ còn tăng lãi suất thêm 6 lần trong năm 2022. Ngoài ra, tình hình dịch COVID-19 bùng phát tại một số nơi ở Trung Quốc, lệnh phong tỏa ở Thượng Hải cũng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế thế giới.
  • Thị trường chứng khoán thế giới diễn biến không tích cực trong 2 ngày qua. Chỉ số S&P 500 của Mỹ giảm 2,8% trong ngày 22/4 do lo ngại về lạm phát và lãi suất tăng. Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc giảm 4,9% trong ngày 25/4 do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại Trung Quốc. Tính từ đầu năm, chỉ số S&P 500 đã giảm 10,4%, còn chỉ số CSI 300 giảm 22,8%.
VinaCapital tiếp tục cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức giá rất hợp lý cho đầu tư dài hạn với mức P/E năm 2022 là 11,5 lần, thấp hơn hẳn so với mức trung bình 5 năm gần nhất (14,5 lần). Chúng tôi tự tin thị trường có thể vượt qua những sự kiện tiêu cực trong ngắn hạn và diễn biến tích cực hơn trong phần còn lại của năm 2022 vì nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ sau dịch COVID-19, với GDP được dự báo tăng khoảng 6,5% trong năm 2022. Đặc biệt, các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang được dự báo sẽ đạt tăng trưởng lợi nhuận trung bình 20% trong năm 2022, theo cập nhật mới nhất của Bloomberg.

Tại VinaCapital, chúng tôi luôn duy trì một quy trình đầu tư chặt chẽ, kỷ luật, xây dựng các danh mục đầu tư bao gồm những cổ phiếu của các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt và khả năng tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Đồng thời, mức độ rủi ro của danh mục luôn được duy trì thấp hơn thị trường chung. Tính từ đầu năm đến ngày 25/4/2022, trong khi chỉ số VN Index giảm 12,5%, hai quỹ đầu tư cổ phiếu VEOF và VESAF của VinaCapital chỉ giảm 2,6% và 2,8%, quỹ cân bằng VIBF giảm 0,9%. Kết quả này là minh chứng cho chiến lược đầu tư đúng đắn cùng với việc quản lý rủi ro chặt chẽ của VinaCapital. 

 
  • Ngày 29/3/2022, Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị khởi tố và bắt giữ với cáo buộc thao túng và che giấu thông tin chứng khoán. Tiếp theo đó, ngày 5/4/2022, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị khởi tố với cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, liên quan đến việc phát hành trái phiếu, huy động tiền của các nhà đầu tư thông qua các công ty thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Đồng thời, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022 với tổng trị giá 10.030 tỉ đồng của 3 Công ty Ngôi Sao Việt, Công ty Cung Điện Mùa Đông, Công ty Soleil thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh.
  • Vụ việc của Tập đoàn FLC và Tập đoàn Tân Hoàng Minh khiến các nhà đầu tư lo lắng việc điều tra sẽ được mở rộng sang các công ty khác, nhất là đối với các công ty bị nghi ngờ về thao túng giá cổ phiếu và các công ty có tình hình tài chính không tốt, không minh bạch trong việc phát hành trái phiếu. Hàng loạt các cổ phiếu mang tính chất đầu cơ, đã tăng nóng từ giữa năm 2021 trong khi kết quả kinh doanh không có chuyển biến tích cực, đồng loạt bị bán tháo và giảm mạnh. Điều đó dẫn đến việc bán giải chấp cổ phiếu (margin call) trên diện rộng trong những ngày qua. Ngay cả những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt cũng bị đem ra bán giải chấp để trả tiền vay mua chứng khoán, ảnh hưởng đến toàn thị trường chung.
  • Tình hình vĩ mô không có nhiều hỗ trợ tích cực cho thị trường chứng khoán trong thời gian qua: Xung đột giữa Nga và Ukraina làm gián đoạn nguồn cung về một số loại hàng hóa cơ bản, đẩy nguy cơ lạm phát lên cao. Tại Mỹ, lạm phát tháng 3/2022 đã lên tới 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cao sẽ khiến Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed tiếp tục tăng mạnh lãi suất. Một số chuyên gia dự báo Fed sẽ còn tăng lãi suất thêm 6 lần trong năm 2022. Ngoài ra, tình hình dịch COVID-19 bùng phát tại một số nơi ở Trung Quốc, lệnh phong tỏa ở Thượng Hải cũng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế thế giới. Tính từ đầu năm đến ngày 19/4/2022, chỉ số chứng khoán MSCI toàn cầu đã giảm 8%.
Với việc chỉ số VN Index đã giảm 7,6% từ đầu năm, chúng tôi cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức giá rất hợp lý cho đầu tư dài hạn. Tại ngày 20/4/2022, VN Index đang có mức P/E năm 2022 là 12,2 lần, thấp hơn hẳn so với mức trung bình 5 năm gần nhất (14,5 lần). Với sự phục hồi của kinh tế Việt Nam sau dịch COVID-19, các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang được dự báo sẽ đạt tăng trưởng lợi nhuận trung bình 22% trong năm 2022, theo thống kê của Bloomberg. Đây là động lực quan trọng nhất để thị trường có thể vượt qua những sự kiện tiêu cực trong ngắn hạn và diễn biến tích cực hơn trong phần còn lại của năm 2022.

Nếu nhìn lại những sự kiện tác động đến thị trường chứng khoán nêu trên, có thể thấy hầu hết những sự kiện này sẽ không kéo dài. Các ngân hàng trung ương trên thế giới có những công cụ hiệu quả để kiểm soát lạm phát. Hiện tại, giá cổ phiếu đã phần nào phản ánh ảnh hưởng của việc Fed tăng lãi suất. Theo thống kê trong quá khứ, việc Fed tăng lãi suất thường chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu trong 1-2 tháng, thị trường 1 năm sau đó hầu như đạt được mức cao hơn thời điểm trước khi tăng lãi suất.

Việc điều tra, xử lý những vi phạm trên thị trường chứng khoán, tuy có ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, nhất là đối với các cổ phiếu thuộc diện đầu cơ tăng nóng, sẽ là yếu tố tích cực cho sự phát triển của thị trường chứng khoán trong dài hạn. Việc xử phạt nghiêm minh sẽ làm tăng niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài đang nhắm đến triển vọng nâng hạng chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.

 
90% thế giới liên tục mua đi bán lại tài sản trong khi đó người Giàu luôn tích lũy tài sản.

“Sự mất giá của đồng tiền và lạm phát tại Việt Nam sẽ xảy ra vào cuối năm 2022 và bước sang năm 2023. Thực tế đó là điều không tránh khỏi, chỉ là sớm hay muộn, nhanh hay chậm”

– Cơ sở của nhận định này đến từ việc Kho bạc Nhà nước đang đẩy mạnh hoạt động mua ngoại tệ. Đây là một động thái để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, góp phần củng cố niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài, giúp dòng vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam mạnh mẽ hơn.

– Thứ hai, chương trình phục hồi nền kinh tế với quy mô 800 nghìn tỷ đồng dự kiến sẽ được bơm vào nền kinh tế.

– Thứ ba, tiền ảo tăng cao kỷ lục. Nhiều cá nhân, nhiều tổ chức đã dần chấp nhận sự có mặt của đồng tiền này, và xem đây là một kênh đầu tư giống như chứng khoán, và thời điểm này rót tiền vào đầu tư.

– Thứ tư, theo thống kê, có 1 triệu tài khoản chứng khoán được mở trong 10 tháng năm 2021. Như vậy, vì Covid nên nhiều người không dám đầu tư sản xuất mà tính đến kênh đầu tư nhanh.

– Thứ năm, giá xăng dầu tiếp tục tăng cao trong bối cảnh mở cửa nền kinh tế, nhu cầu đi lại giao thương, vận chuyển hàng hóa tăng cao.

– Thứ sáu, nguyên vật liệu xây dựng tăng phi mã làm doanh nghiệp khó chồng khó. Các công trình bắt đầu triển khai xây dựng lại do gói đầu tư công được giải ngân. Các dự án được tiếp tục khi không còn giãn cách do Covid-19.

– Thứ bảy, giá vàng vẫn cao hơn thế giới 20% tuy trong nước liên tục biến động

Đó chỉ là một vài tín hiệu cơ bản để thấy được lượng tiền trong thời gian tới sẽ có sự biến chuyển nhảy múa như thế nào?

Trong trường hợp đó, nếu không kiểm soát được lạm phát thì lãi suất sẽ tăng, còn nếu vẫn kiểm soát được như năm ngoái hoặc ít nhất dưới 4%, thì lãi suất sẽ ở mức thấp như hai năm vừa qua.

Từ thị trường tài chính truyền thống đến mới nổi, trong dòng chảy đầu tư của năm trước đến năm nay, chúng ta có thể có cái nhìn khái quát và để đưa ra những dự báo cho năm mới như sau:

– Thứ nhất, nếu nhìn lại tất cả các thị trường đầu tư của năm 2021, thì thị trường chứng khoán là nổi bật nhất.

– Thứ hai, trên thị trường bất động sản, năm 2022 cũng là năm mà thị trường sẽ tiếp tục hồi phục, mặc dù mức độ hồi phục năm ngoái đã có nhưng vẫn còn chậm. Năm nay, cơ hội phục hồi tốt hơn, do tất cả các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ, nhu cầu nhà ở của người dân tăng cao, nhất là nhu cầu có một nơi sinh sống an toàn, vệ sinh, phù hợp với môi trường mới, xanh hơn, chống dịch bệnh tốt hơn.

– Thứ ba, nhìn từ thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản để suy ra thị trường trái phiếu và thấy rằng, thị trường trái phiếu đã tăng trưởng rất “nóng” trong thời gian vừa qua, mà một trong những lý do đó là lãi suất cao gấp 2-3 lần lãi suất ngân hàng, khiến nhiều nhà đầu tư không hiểu biết đã có định giá sai lầm về các trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản.

– Thứ tư, ở thị trường vàng trong năm 2022, có thể nói, vàng chịu ảnh hưởng từ tất cả các biến động trên thế giới, như dịch bệnh, chính sách, đến vấn đề chiến sự ở Ukraine đang “nóng bỏng”…

– Thứ năm, về lĩnh vực tiền gửi, năm nay lãi suất có lẽ vẫn thấp, chưa có sự đột biến tăng lên vì Ngân hàng Nhà nước vẫn muốn duy trì chính sách lãi suất hạ để hỗ trợ các doanh nghiệp.