Đôi lời chia sẻ với các khách hàng của SCB

Khách hàng SCB Nên hiểu thế nào và làm gì trong thời gian này.
Mình thấy nhiều khách hàng đang bức xúc và đưa các nội dung họp rồi bực tức vid không đòi được tiền hay cảm thấy bị lừa nên có đôi dòng tút như này để các bạn bớt hoàng mang nhé.
Trước hết mình xin nói qua là mình đã đầu tư chứng khoán và trái phiếu trên sàn từ gần 20 năm trước , đã có chứng chỉ về chuyên môn chứng khoán cơ bản như phân tích kỹ thuật, luật chứng khoán. Mình cũng đã từng là nhà đầu tư trên sàn TVSI từ khi công ty đó mới thành lập ( bây giờ mình không giao dịch bên này nhiều năm rồi ). Mình cũng là khách hàng của SCB ( trừ mua cctg và TP vì TP của Vin từ hồi Tech phát hành có tài sản đảm bảo 15% / năm mình còn không mua ) .
1. Về tiền tiết kiệm
Nhiều người bức xúc tới mức ghét lãnh đạo SCB và rút tiền ra trước hạn để thỏa cơn tức thì cũng không sao nhưng cũng không cần lôi kéo người khác làm theo. Vì số tiền này sẽ được SCB chi trả đúng hạn cả gốc và lãi theo luật định. NHNN đã có thông báo rồi nên yên tâm đi SCB vẫn làm ăn có lãi, hàng năm vẫn trích lập dự phòng rủi ro và thanh toán khoản nợ xấu từ các năm trước nên SCB không quá yếu kém tới mức không thể trả lại tiền tiết kiệm. Hiện tại họ chỉ tạm thời mất thanh khoản trong vài ngày vì số người rút quá lớn thôi. Với các ngân hàng big 4 mà người dân ồ ạt đi rút thì cũng mất thanh khoản tức thời thôi vì tiền của người gửi đang được đem đi cho vay tại các doanh nghiệp. Tiền huy động ngắn hạn đem cho vay dài hạn thì cần thời gian để sắp xếp.
2. Về chứng chỉ tiền gửi
CCTG về cơ bản giống gửi tiết kiệm, là một sản phẩm của ngân hàng phát hành do đó cũng như tiết kiệm, ngân hàng sẽ có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi cho người gửi như tiết kiệm nên không có chuyện bị mất.
Nhưng tại sao lại có CCTG với lãi cao và dài ngày. Nếu tiết kiệm cho rút linh hoạt thì CCTG là 1 sản phẩm khác giúp ngân hàng huy động được tiền dài hạn, đảm bảo tính thanh khoản của nhà băng. Đã là dài hạn thì không có chuyện rút linh hoạt ( đây là định nghĩa vầ sp tài chính vạn có thể tra GG ). Nếu rút trước hạn bạn sẽ chịu thiệt vì ngân hàng sẽ phải trích một khoản tiền từ tài khoản vãng lai hoặc nguồn tiền dự trữ hay huy động khác ngắn hạn ( thậm chí từ vay lãi suất qua đêm từ liên ngân hàng với lãi rất cao hoặc từ NHNN ). Do đó bạn chỉ có thể thế chấp chính CCTH đó và vay lại từ ngân hàng . Hiện SCB đang làm đúng thủ tục. Tuy nhuên có khá nhiều khách hàng cho răng SCB đã cố tình tư vấn sai về sản phẩm, gây hiểu lầm rằng CCTH có thể rút linh hoạt. Nếu điều này là đúng, chứng minh được thì Nhân Viên nào đã tư vấn cho khách hàng đó phải chịu trách nhiệm vì đã Làm Sai. Còn không coa ngân hàng nào lại đưa ra quy định cho rút CCTG linh hoạt bằng văn bản cả. Tối thiểu từ 1 đến 2 năm đầu khách hàng mới có thể rút trước hạn theo cách ngân hàng bỏ tiền ra mua lại CCTG đó chứ trong khi chưa hết thời gian của sản phẩm thì chưa thể rút về. Có nhiều ngân hàng có sản phẩm tương tự và cho rút trước hạn kèm văn bản hoặc thỏa thuận riêng với khách hàng.
Với khách hàng đang kẹt CCTG thì đơn giản là chờ thôi. Chờ điều gì: chờ ngân hàng thu xếp tài chính để họ có thể mua lại chính số CCTG này của khách hàng hoặc có 1 bên thứ 3 mua lại và giúp trả cho khách hàng, tất nhiên bạn sẽ mất % lãi suất nào đó cho bên thứ 3. Với các khách hàng có khiếu nại thì vẫn nên bình tĩnh, thông qua luật sư tư vấn sẽ có hiệu qủa hơn là đôi co như các buổi họp vừa rồi, nó lamd mất thời gian của cả 2 bên vì thực chất thời điểm này chưa thể làm được gì. Nhưng yên tâm là số tiền đó không mất đi đâu được. Trường hợp xấu nhấy là SCB có 1 khoản nợ xấu thì cũng vẫn có cách giải quyết để xử lý nợ xấu.
3. Về trái phiếu doanh nghiệp
Có 1 số trường hợp khách hàng như sau: đã có ủy nhiệm chi, chưa nhận sổ trái phiếu và muốn rút tiền về nhưng không được giải quyết thỏa đáng. Trường hợp này theo cá nhân mình nghĩ là bạn nên chờ vì Trái phiếu là 1 sàn phẩm chứng khoán được 1 bên là An Đông phát hành ( có nghĩa vụ trả nợ ) thì lãnh đạo đang bị bắt do đó không có ai đứng ra giải quyết được. TVSI cũng chỉ là công ty CK bảo lãnh phát hành và lưu ký chứng khoán ( tức đứng ra thay An Đông vào tên khách hàng, thu hộ và lưu ký tên khách hàng sở hữu Trái phiếu đó). Họ phải làm từng bước đúng với luật chứng khoán để đảm bảo quyền lợi người mua. Ngay cả khi họ muốn giúp bạn thì việc hủy mua cũng phải theo quy trình vì còn xem số tiền đó đã được SCB thanh toán vài tài khoản của TVSI chưa. Việc ký hộp đồng là bạn với An Dong nên khi hủy thì đại diện An Dong cũng phải chấp nhận hủy. Việc này nó như bạn mua hàng shopee mà thanh toán trước vậy. Sổ TP là hàng hóa, bạn cần xem hàng đã ra khỏi nhà bán hàng chưa, đang ở đơn vị vận chuyển hay đang ở kho trữ hàng ( TVSI ) . SCB như đơn vị trung gian thanh toán ( ví điện tử ) họ chỉ thu hộ. Khi hàng đến tay bạn thì tiền sẽ nhả về TVSI và tvsi thanh toán cho An Dong . Nếu hàng chưa đến tay bạn và tiền thì trong ví điện tử, bạn không thể hủy đơn hàng vì sẽ xảy ra vấn đề sau: bên trung gian phải được sự đồng ý của nhà bán cho hoàn hàng giữa chừng mà nhà bán thì đang bị treo niêu, không có ai quyết còn tiền sẽ chưa thể hoàn khi hàng chưa hoàn về cho nhà bán. TVSI và SCB họ cũng chỉ đang làm đúng thủ tục thôi. Tuy nhiên trường hợp của bạn vẫn nên khiếu nại và theo dõi với các bên để được giải quyết sớm hơn các khách hàng đã cầm sổ rồi .
Với các khách hàng đã có sổ trái phiếu thì cần đợi tới thời gian đáo hạn. Hiện tại khi chưa tới thời điểm tất toán thì họ chưa có nghĩa vụ trả nợ nên bạn chưa thể kiện cáo hay khiếu nại gì được, chỉ có thể theo dõi tình hình. Khi đến hạn đáo hạn trái phiếu thì sao: chờ cơ quan có thẩm quyền về vụ việc xử lý các vấn đề bên phát hành trái phiếu, họ sẽ thu hồi các tài sản có giá để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho nhà đầu tư ( theo thứ tự ưu tiên của luật định ). Hiện nay AD, VTP có rất nhiều tài sản có giá trị nên cũng không quá lo lắng về khả năng trả nợ đâu, vấn đề là thời gian thôi vì các tài sản này không phải muốn bán là bán ngay được. Trừ khi có bên thứ 3 ( tự nguyện hoặc chỉ định ) mua lại phần nợ xấu này thì sẽ nhanh chóng được giải quyết hơn. Với số trái phiếu khoảng 1 tỷ usd thì không phải quá lớn với tài sản của VTP. Trường hợp xấu nhất nữa là nếu chưa thể phát mại thì nhà đầu tư có thể cùng chung nhau sở hữu từng phần của tài sản dưới dạng chia nhỏ ( giống như cách mà công ty con của Vin vừa mới thành lập), họ sẽ mua lại cả bđs lớn sau đó chia nhỏ theo số phần bằng nhau và các nhà đầu tư được hoán đổi sang sở hữu bất động sản đó và tự do mua bán chuyển nhượng trên sàn như chứng khoán với thanh khoản cao ( đây là hình thức giao dịch chứng khoán phái sinh rất phổ biến ở các nước và VN cũng đang xây dựng cơ chế để phát triển cho TTCK đang được khuyến khích.
Hơn 10 năm trước, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã kéo theo nguy cơ sụp đổ hàng loạt các định chế tài chính do các ngân hàng cho vay dưới chuẩn, các sản phẩm phái sinh được định giá qúa cao đến mất khả năng trả nợ. CP đã phát hành 700 tỷ usd để cứu các ngân hàng, biến các khoản nợ xấu thành phần sở hữu của ngân hàng trung ương và sau đó bán lại cho các tổ chức khác. Khi các ngân hàng phục hồi họ lại mua lại các cổ phần đó qua sàn. Đây là cách chứng khoán hóa các khoản nợ để đảm bảo sự an toàn của thị trường và Mỹ đã vượt qua cuộc khủng hoảng.