KBC: Lợi thế từ tăng giá bất động sản công nghiệp kỳ vọng gì ở dự án khủng 2023

  • Lợi nhuận 3000 tỷ, quý 4 âm, dự án khủng 5 tỷ usd đang chờ, tỷ lệ lấp đầy 80% bds công nghiệp toàn quốc

Giá thuê đất khu công nghiệp trên cả nước năm 2022 tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó giá thuê đất khu công nghiệp tại TPHCM đắt nhất.
Giá thuê đất khu công nghiệp tăng mạnh
Giá thuê đất KCN tăng mạnh. Ảnh: Nguồn Becamex
Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), giá thuê đất khu công nghiệp trung bình cả nước năm 2022 từ 100-120 USD/m2/chu kỳ thuê và đang có xu hướng tăng trong năm 2023. Báo cáo của VARS ghi nhận tại khu vực miền Bắc giá thuê đất khu công nghiệp năm 2022 trung bình từ 90-120 USD/m2/chu kỳ thuê. Trong khi ở khu vực miền Nam, giá thuê đất khu công nghiệp năm qua cao hơn khu vực phía Bắc. Tại TPHCM ghi nhận mức giá thuê đất khu công nghiệp cao nhất cả nước, dao động từ 180-300 USD/m2/chu kỳ thuê. Tiếp theo là Long An có giá thuê từ 125-175 USD/m2/chu kỳ thuê, Bình Dương từ 100-250 USD/m2/chu kỳ thuê, Đồng Nai từ 100-200 USD/m2/chu kỳ thuê.

Báo cáo nghiên cứu của VARS nhận định, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp (diện tích đất khu công nghiệp đã được doanh nghiệp thuê để xây nhà máy) trên cả nước hiện nay khoảng 80%, riêng tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đạt trên 85% tổng diện dích. Tỉnh Bình Dương là địa phương có tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp cao nhất cả nước, 29 khu công nghiệp đang hoạt động của tỉnh này có tỷ lệ lấp đầy đạt trên 95%. Đây cũng là địa phương có tổng diện tích đất khu công nghiệp lớn nhất cả nước, đạt 12.721ha đất khu công nghiệp, chiếm 25% tổng diện tích khu công nghiệp của miền Nam, tương đương 13% tổng diện tích đất khu công nghiệp của cả nước. Bên cạnh đó, một số khu công nghiệp tại Hà Nội, TPHCM, Đồng Nai, Bắc Ninh, Bắc Giang đến nay cũng được lấp đầy gần như hoàn toàn.

Tỷ lệ lấp đầy ở các KCN tăng cao. Ảnh: Nguồn KBC
Tỷ lệ lấp đầy ở các KCN tăng cao. Ảnh: Nguồn Công ty KBC
Năm 2022, bất động sản công nghiệp tiếp tục nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi giá thuê liên tục tăng cùng với tỷ lệ lấp đầy cao, giúp lợi suất đầu tư vào khu công nghiệp (KCN) đứng ở tốp dẫn đầu trong các phân khúc bất động sản hiện tại. Trong số các “ông lớn” bất động sản công nghiệp, phải kể đến Tổng công ty Viglacera. Năm vừa qua, lợi nhuận trước thuế mảng cho thuê KCN của Viglacera ước đạt 1.622 tỉ đồng, vượt 33% kế hoạch năm và tăng 57% so với năm 2021.

Tương tự, Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – Công ty cổ phần cũng hé lộ kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2022. Mới đây, công ty này cho biết, sẽ nhận cổ tức bằng tiền mặt từ công ty con là Công ty cổ phần KCN Sài Gòn – Hải Phòng (SHP) với tỷ lệ lên tới 330%. Dù chưa đến thời điểm công bố kết quả kinh doanh năm 2022, nhưng vẫn có thể dự đoán kết quả kinh doanh khả quan của Kinh Bắc qua 3 quý trước đó. Trong báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán Rồng Việt dự báo, tổng doanh thu năm 2022 của Kinh Bắc có thể đạt 2.985 tỉ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 3.044 tỉ đồng.

  • Nợ lương nhân viên tới 7 tỷ đồng, lỗ quý 4 tận 300 tỷ

Tính đến cuối năm 2022, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (Đô Thị Kinh Bắc) còn 7 tỷ đồng tiền nợ nhân viên bao gồm lương, thưởng và các khoản phúc lợi.

 

Đô thị Kinh Bắc (KBC): Nợ hơn 7 tỷ đồng tiền lương, thưởng và phúc lợi của nhân viên
Kinh Bắc còn “giữ” của nhân viên 7 tỷ đồng tiền lương và các khoản phúc lợi

Sau khoảng thời gian dài phải chịu trận vì Covid – 19, thời gian qua các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp địa ốc còn phải nhận thêm cú bồi từ chính sách tín dụng, trái phiếu bị kiểm soát đã khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào tình cảnh “sức cùng, lực kiệt”. Đây là thời điểm nhìn rõ nhất tình trạng doanh nghiệp rơi vào trạng thái “đuối sức” vì thiếu vốn.

Điều này khiến nhiều doanh nghiệp phải chia nhỏ lương của nhân viên để trả dần, cũng có những doanh nghiệp nợ lương nhân viên chưa biết đến khi nào trả. Thậm chí, có nhiều nơi còn cắt giảm lương và cắt giảm nhân sự để tồn tại.

Tổng Công ty Phát triển Phát triển Đô thị Kinh Bắc (Mã CK: KBC), một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp cũng không nằm ngoài luồng khi đến ngày 31/12/2022, KBC còn nợ hơn 7 tỷ đồng bao gồm các khoản lương, thưởng và phúc lợi cho nhân viên.

Về tình hình kinh doanh của KBC trong quý IV và cả năm 2022. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 của Đô thị Kinh Bắc mới được công bố, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu âm 331,2 tỷ đồng trong quý IV/2022, trong khi cùng kỳ 2021 đạt 1.169,35 tỷ đồng. Với giá vốn bán hàng âm 39 tỷ đồng, KBC ghi nhận lỗ gộp 292,3 tỷ đồng.

Tính riêng trong quý IV/2022 KBC ghi nhận khoản lỗ ròng 482,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 523,2 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2022, Kinh Bắc ghi nhận doanh thu thuần đạt trên 957 tỷ đồng và lãi ròng chỉ còn 1.547 tỷ đồng, chủ yếu tới từ 2.199,24 tỷ đồng lãi từ công ty liên kết. Mặc dù giảm 77,5% về doanh thu nhưng tăng 41,3% về lợi nhuận so với kết quả đạt được trong năm trước.

Như vậy, so với kế hoạch kinh doanh trong năm 2022, Kinh Bắc mới chỉ thực hiện được 14,3% kế hoạch doanh thu và 35,5% kế hoạch lợi nhuận.

Đáng chú ý, trong báo cáo tài chính của KBC ghi nhận hơn 7 tỷ đồng tiền lương cùng các khoản khen thưởng phúc lợi phải trả cho người lao động của công ty.

Cụ thể, tại khoản nợ phải trả tính đến ngày 31/12/2022, KBC ghi nhận 105,5 triệu đồng tiền lương phải trả cho người lao động, con số này giảm đáng kể so với năm 2021 (9,45 tỷ đồng). Ngoài ra Kinh Bắc còn 6,95 tỷ đồng khoản nợ quỹ khen thưởng, phúc lợi (bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khỏe, các khoản trợ cấp,…) dành cho nhân viên.

Tính đến cuối năm 2022, KBC còn hơn 7 tỷ đồng tiền nợ lương và các khoản phúc lợi dành cho nhân viên.
Tính đến cuối năm 2022, KBC còn hơn 7 tỷ đồng tiền nợ lương và các khoản phúc lợi dành cho nhân viên.

  • Giảm trừ doanh thu do đâu

Tính đến cuối năm 2022, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (Đô Thị Kinh Bắc) còn 7 tỷ đồng tiền nợ nhân viên bao gồm lương, thưởng và các khoản phúc lợi.

Tỷ lệ lấp đầy ở các KCN tăng cao. Ảnh: Nguồn KBC

Đô thị Kinh Bắc (KBC): Nợ hơn 7 tỷ đồng tiền lương, thưởng và phúc lợi của nhân viên
Kinh Bắc còn “giữ” của nhân viên 7 tỷ đồng tiền lương và các khoản phúc lợi

Sau khoảng thời gian dài phải chịu trận vì Covid – 19, thời gian qua các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp địa ốc còn phải nhận thêm cú bồi từ chính sách tín dụng, trái phiếu bị kiểm soát đã khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào tình cảnh “sức cùng, lực kiệt”. Đây là thời điểm nhìn rõ nhất tình trạng doanh nghiệp rơi vào trạng thái “đuối sức” vì thiếu vốn.

Điều này khiến nhiều doanh nghiệp phải chia nhỏ lương của nhân viên để trả dần, cũng có những doanh nghiệp nợ lương nhân viên chưa biết đến khi nào trả. Thậm chí, có nhiều nơi còn cắt giảm lương và cắt giảm nhân sự để tồn tại.

Tổng Công ty Phát triển Phát triển Đô thị Kinh Bắc (Mã CK: KBC), một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp cũng không nằm ngoài luồng khi đến ngày 31/12/2022, KBC còn nợ hơn 7 tỷ đồng bao gồm các khoản lương, thưởng và phúc lợi cho nhân viên.

Về tình hình kinh doanh của KBC trong quý IV và cả năm 2022. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 của Đô thị Kinh Bắc mới được công bố, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu âm 331,2 tỷ đồng trong quý IV/2022, trong khi cùng kỳ 2021 đạt 1.169,35 tỷ đồng. Với giá vốn bán hàng âm 39 tỷ đồng, KBC ghi nhận lỗ gộp 292,3 tỷ đồng.

Tính riêng trong quý IV/2022 KBC ghi nhận khoản lỗ ròng 482,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 523,2 tỷ đồng.

Giá thuê đất khu công nghiệp tăng mạnh
Lũy kế cả năm 2022, Kinh Bắc ghi nhận doanh thu thuần đạt trên 957 tỷ đồng và lãi ròng chỉ còn 1.547 tỷ đồng, chủ yếu tới từ 2.199,24 tỷ đồng lãi từ công ty liên kết. Mặc dù giảm 77,5% về doanh thu nhưng tăng 41,3% về lợi nhuận so với kết quả đạt được trong năm trước.

Như vậy, so với kế hoạch kinh doanh trong năm 2022, Kinh Bắc mới chỉ thực hiện được 14,3% kế hoạch doanh thu và 35,5% kế hoạch lợi nhuận.

Đáng chú ý, trong báo cáo tài chính của KBC ghi nhận hơn 7 tỷ đồng tiền lương cùng các khoản khen thưởng phúc lợi phải trả cho người lao động của công ty.

Cụ thể, tại khoản nợ phải trả tính đến ngày 31/12/2022, KBC ghi nhận 105,5 triệu đồng tiền lương phải trả cho người lao động, con số này giảm đáng kể so với năm 2021 (9,45 tỷ đồng). Ngoài ra Kinh Bắc còn 6,95 tỷ đồng khoản nợ quỹ khen thưởng, phúc lợi (bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khỏe, các khoản trợ cấp,…) dành cho nhân viên.

Tuy nhiên, dòng tiền kinh doanh năm 2022 của KBC âm 212 tỷ đồng, phản ánh việc lợi nhuận nói trên chỉ là con số trên sổ sách chứ trên thực tế không thu được tiền về.

Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của Kinh Bắc đạt 34.932 tỷ đồng, tăng 12% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tiền gửi ngân hàng đạt 2.258 tỷ đồng, giảm 16%; đầu tư chứng khoán kinh doanh tới 1.862 tỷ đồng (chủ yếu vào Công ty khách sạn Hoa Sen). Các khoản phải thu ngắn hạn năm qua đã tăng thêm 19% lên 11.142 tỷ đồng, khoản phải thu dài hạn giảm 61% còn 577 tỷ đồng.

Đáng chú ý, theo thuyết minh của KBC về chi tiết khoản phải thu các bên liên quan của Tập đoàn, tính đến ngày 31/12/2022, doanh nghiệp vẫn tạm ứng tiền tỷ cho dàn lãnh đạo KBC.

Cụ thể, KBC có khoản phải thu đối với ông Đặng Thành Tâm- Chủ tịch HĐQT trị giá 2,1 tỷ đồng; đối với bà Nguyễn Thị Thu Hương- thành viên HĐQT là 3,4 tỷ đồng; bà Nguyễn Mỹ Ngọc – Phó Tổng Giám đốc KBC là 309 triệu đồng và ông Phan Anh Dũng – Phó Tổng Giám đốc KBC là 110 triệu đồng.