TĂNG LÃI SUẤT – CƠ HỘI CHO AI? Cổ Phiếu Hưởng Lợi Từ Việc Tăng Lãi Suất

Gần đây câu chuyện lãi suất được đưa ra bàn luận khá nhiều từ sau cuộc họp của FED, và đặc biệt là NHNN đã ngay lập tức tăng lãi suất điều hành, vậy điều này có nghĩa và tác động như thế nào đến các chính sách vĩ mô nói chung và TTCK nói riêng?

3 luận điểm chúng ta cần tìm hiểu:

+ Nguồn cơn của việc tăng lãi suất?
+ FED tăng lãi suất ảnh hưởng đến chính sách trong nước như thế nào? 
+ Ảnh hưởng đến TTCK và việc lựa chọn danh mục?

I. Đầu tiên chúng ta cần hiểu tại sao việc tăng lãi suất lại cần thiết ở hầu hết các quốc gia trên thế giới:

– Nguyên nhân chính trong suốt khoảng 2 năm trở lại đây đó chính là Đại dịch Covid: Covid làm cho chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy hoàn toàn do vậy để kích thích kinh tế, các Quốc gia đã tiến hành các gói kích thích kinh tế điều này đã gây nên sự tăng giá của giá cả hàng hóa và lạm phát tiền tệ ở hầu hết các Quốc gia.

– Nguyên nhân tiếp theo: Đó chính là các cuộc xung đột địa chính trị làm cho các giá cả hàng hoá bị ảnh hưởng rất nhiều, có thể kể đến như Dầu mỏ, Phân bón, Vật liệu bán dẫn,… điều này tác động rất lớn đến lạm phát.

bc.jpg

Câu hỏi được đặt ra là lạm phát đã đạt đỉnh chưa?

Nhìn vào thống kê lịch sử thì hiện tại có thể thấy lạm phát đã đang có dấu hiệu tạo đỉnh ở Quý 2.2022. Tuy nhiên, việc hạ nhiệt lạm phát không thể xảy ra trong ngắn hạn mà cần những công cụ điều hành giúp cho việc giảm lạm phát 1 cách hiệu quả và bền vững hơn. Một trong những công cụ đó là tăng lãi suất cho nên chúng ta cần làm quen dần với việc tăng lãi suất này ít nhất đến hết năm 2023.

II. FED tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến các dự báo vĩ mô trong nước

Sau khi FED quyết định tăng lãi suất thì NHNN Việt Nam chính thức tăng lãi suất điều hành từ ngày 23/09

Điều này cho thấy hành động trên của NHNN Việt Nam là tương đối quyết liệt và kịp thời trước những thay đổi nhanh chóng trên thị trường tài chính quốc tế và cực kỳ phù hợp với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ở giai đoạn hiện tại.
Với các áp lực vĩ mô bên ngoài thì đánh giá trong nước khả năng sẽ bị tác động lớn trong thời gian tới.

+ Mặt bằng lãi suất tiền gửi sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới

+ Tỷ giá hối đoái sẽ vẫn chịu áp lực trong những tháng cuối năm 2022

Tuy nhiên nhìn chung thì chính sách SBV hiện tại vẫn đang trong trạng thái nới lỏng vẫn để hỗ trợ hồi phục kinh tế giai đoạn hậu Covid.

Các chuyên đề chi tiết về báo cáo vĩ mô Em xin phép sẽ đề cập chi tiết sau.

III. Ảnh hưởng đển TTCK và việc lựa chọn danh mục đầu tư

Theo lịch sử thống kê trong quá khứ thì TTCK hay có những phản ứng tiêu cực ngay khi xuất hiện những thông tin tăng lãi suất, tuy nhiên sau đó tầm khoản 1 Quý thì bắt đầu sẽ hồi phục dần với những thông tin và mặt bằng lãi suất mới.
Điều này phản ánh kỳ vọng dòng lợi nhuận các DN có phần giảm xuống khi lãi suất có phần tăng lên có thể nôm na rằng:

+ Khi lãi suất tăng lên: Thì chi phí tài chính (các khoản vay) tăng lên trong quá trình sử dụng hoạt động kinh doanh đặc biệt là các DN có đòn bẩy tài chính lớn.

+ Ở phía người tiêu dùng: Các khoản chi tiêu sẽ có xu hướng thắt chặt hơn điều này làm cho doanh thu bị ảnh hướng 1 phần.

Ý tưởng về đầu tư: Xin phép trích dẫn một số ý tưởng đầu tư

Về nhóm ngành hưởng lợi bởi quyết định tăng lãi suất điều hành, BSC chỉ ra ba nhóm ngành gồm:

(1) Nhóm ngành có giá đã điều chỉnh đủ sâu. Nhóm này thường có P/E thấp và sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc tăng lãi suất bằng những nhóm cổ phiếu chưa điều chỉnh.

(2) Nhóm các doanh nghiệp vay nợ ít, nhờ đó sẽ tiết kiệm được chi phí lãi vay trong giai đoạn lãi suất cao.

(3) Nhóm ngành nhiều tiền mặt, từ đó sẽ hưởng lợi từ việc đem lượng tiền mặt dư thừa đi gửi tiết kiệm ngân hàng để hưởng mức lãi cao.

cp.jpg

Trên đây là một số thống kê Em có tổng hợp nhà đầu tư có thể tham khảo thêm trong thời gian tới. Đặc biệt cổ phiếu DPR em cũng có đánh giá chi tiết trong email trước (cập nhật ngày 14/09/2022) nhà đầu tư có thể tham khảo TẠI ĐÂY

Một số note ngắn về DPR

– Vốn điều lệ: 430 tỷ với lượng tiền mặt lớn gần 1,300 tỷ (gấp 3 lần vốn chủ)
– Giá trị sổ sách: 50,000đ/CP và gần như không vay nợ Ngân hàng
– Tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt đều qua các năm: Trung bình quanh 15%-20% và tối đa 50%
– Các khoản “thặng dư” lớn: Theo BCTC 6T2022 Quỹ đầu tư phát triển+ LNST chưa phân phối tầm 1,460 tỷ (gấp 3.2 lần vốn chủ)
– Các khoản “để dành lớn”: Theo BCTC 6T202 Khoản mục Doanh thu chưa thực hiện dài hạn tầm 788 tỷ
– Dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 1:1 đã trình tại ĐHCĐ

Trên đây là đánh giá cá nhân của em về thông tin tăng lãi suất của NHNN cũng như cập nhật các cơ hội đầu tư từ việc tăng lãi suất này. Nếu nhà đầu tư quan tâm kỹ hơn về mã này thì liên hệ Em theo số điện thoại 096.538.2927 (Ms. Phương) hoặc phản hồi email để được hỗ trợ một cách nhanh chóng.