GVR- Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HOSE) Mục tiêu: 44,000 đồng/cp (Upsize: 20%)

Tiếp theo chuỗi đánh giá các Doanh nghiệp có sức bật mạnh mẽ khi Thị trường hồi phục, GVR là cổ phiếu ưu tiên lựa chọn tiếp theo trên Quan điểm cá nhân của Tôi – với vị thế là Doanh nghiệp đầu ngành trong mảng cao su tại Việt Nam với quỹ đất quản lý lên tới hơn 400 nghìn ha- trong đó diện tích kinh doanh đạt 240 nghìn ha. Trong giai đoạn 2020 và 2021 với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến cho nhu cầu về găng tay thế giới tăng cao, trong tình hình đó, các nhà máy sản xuất găng tay của GVR đã hoạt động 100% công suất, qua đó tiêu thụ hơn 2.6 tỷ chiếc găng tay (thiết kế nhà máy chỉ 2.5 tỷ chiếc). Dự kiến nhu cầu găng tay trên thế giới vẫn chưa được đáp ứng hết và tập đoàn đã nhận đủ đơn hàng cho năm 2022 nên mảng găng tay cao su dự kiến sẽ được nâng công suất lên gấp đôi trong 2022 giúp DN tăng trưởng – mảng kinh doanh cốt lõi tính đến hiện tại và tương lai gần – trên nền tảng khai thác động lực tiềm năng từ lĩnh vực BĐS KCN.


KHUYẾN NGHỊ MUA GVR– Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HOSE)
Mục tiêu: 44,000 đồng/cp (Upsize: 20%)
 
  CẬP NHẬT KQKD 2021

Doanh thu ghi nhận mức đạt 26,350 tỷ đồng (+24.8%yoy) và LNST đạt 5,602 tỷ (+10% yoy), như vậy GVR dã hoàn thành 98% KH DT và 123% KH lợi nhuận. Trong cơ cấu DT thì mảng sản xuất và kinh doanh mủ cao su vẫn chiếm vai trò chủ lực khi đóng góp hơn 17.7 nghìn tỷ (+40% yoy) nhờ năm 2021 giá cao su neo ở mức giá cao, mảng chế biến gỗ cũng mang lại gần 3.6 nghìn tỷ năm 2021.

•  ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ – XỨNG ĐÁNG THU HÚT DÒNG TIỀN

(1) Giá mủ cao su sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao và có thể tích cực hơn trong giai đoạn 2022-2023 giúp doanh thu từ mảng cao su tự nhiên tăng trưởng tốt nhờ hưởng lợi từ việc giá dầu hiện ở neo giá ở mức cao.

Trong ngắn và trung hạn, kỳ vọng cao su vẫn là mảng dẫn dắt tăng trưởng của GVR với tỷ trọng từ 70-80% cơ cấu doanh thu và lợi nhuận gộp của GVR. Dự báo trong giai đoạn 2021-2025, biên lợi nhuận gộp của GVR sẽ tiếp tục đạt mức cao nhờ định hướng phát triển theo hình thức thâm canh, qua đó giảm giá vốn thông qua giảm diện tích trồng cao su nhưng vẫn đạt tăng trưởng sản lượng bình quân 4% CARG.
23b5f43082a44cfa15b5.jpg

Gía cao su tự nhiên đã có bước tăng trưởng tốt đoạn cuối năm 2021 và Q1/2022 khi giá dầu tăng mạnh (cao su tự nhiên là nguyên liệu thay thế). Theo IRSG dự báo nhu cầu cao su tiếp tục duy trì sự tăng trưởng khoảng 5.3% trong năm 2022 khi nhu cầu tăng trong khi diện tích trồng cây cao su không thể tăng ngay tương ứng khiến giá cao su tự nhiên tăng và duy trì ở mức cao. Mặt khác, theo S&P Global Ratings nhu cầu tiêu thụ xe hơi năm 2022 tiếp tục tăng và hiện tại thị trường xuất khẩu cao su chính của Việt Nam là Trung Quốc với tỷ trọng hơn 64%, khi TQ bắt đầu phục hồi kinh tế và tăng trưởng tiêu thụ xe hơi sẽ là động lực giúp VN gia tăng giá trị xuất khẩu cao su.
download.png

(2) Kỳ vọng GVR ghi nhận khoản lãi thoái vốn lớn từ việc bán CTCP KCN Nam Tân Uyên (UPCoM: NTC) trong năm 2022.

Khoản lãi thoái vốn trị giá khoảng 880 tỷ đồng cho GVR trong năm 2022 từ việc bán 20% cổ phần tại NTC, khoản lãi này sẽ chiếm 64% thu nhập tài chính trong năm.

(3) Kế hoạch 5 năm cho thấy GVR sẽ tập trung vào mảng kinh doanh BDS KCN.

Công ty hiện đã có kế hoạch cụ thể để phát triển mảng BDS KCN, doanh thu KCN năm 2022 có thể đến từ KCN Rạch Bắp và năm 2022 sẽ có sự thay đổi lớn trong mảng KCN của GVR khi nhiều dự án sẽ được phê duyệt ở các tỉnh, đặc biệt là Bình Dương và Bình Phước. Với việc sở hữu quỹ đất lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích hơn 491 ngàn ha, trong đó có 342 ngàn ha diện tích trong nước và hơn 149 ngàn ha ở Lào và Campuchia, kỳ vọng GVR sẽ chuyển đổi hết quỹ đất trong nước trong hơn 40 năm và trở thành công ty phát triển BĐS KCN lớn nhất Việt Nam.

Hiện tại mảng BĐS KCN đang là mảng có biên lợi nhuận tốt nhất trong các mảng hoạt động của GVR, đạt trung bình trên 65% nhờ vào việc sở hữu quỹ đất có sẵn, giúp giảm được chi phí giá vốn khi chuyển đổi thành các KCN, giúp giá tăng biên lợi nhuận.
download (1).png

Ngoài ra, GVR hiện là DN có tỷ lệ tiền mặt (hơn 15.5 nghìn tỷ đồng) chiếm 20% tổng tài sản, nhiều nhất ngành và cũng là DN duy nhất có tỷ lệ tiền mặt lớn hơn nợ vay. Với lợi thế vượt trội này, có thể thấy GVR đủ tiềm lực để đi huy động vốn trong khâu triển khai các dự án KCN với diện tích hơn 2,000ha trong 2 năm tới.

f05003523b84c9da9095.jpg TỔNG KẾT: Dự báo 2022, Doanh thu đạt 31 nghìn tỷ đồng (+18% yoy) và LNST đạt 7,000 tỷ đồng (+25%yoy), trong đó:
+ Doanh thu từ mảng cao su tự nhiên (mủ cao su và sản phẩm cao su) sẽ tăng 20% yoy đạt 24.2 nghìn tỷ trong năm 2022.
+ Doanh thu từ mảng gỗ đạt 4.3 nghìn tỷ đồng (+19% yoy).
+ Doanh thu từ khai thác KCN vẫn duy trì bằng năm 2021 khi mang lại khoảng gần 900 tỷ đồng.
+ Còn các mảng khác duy trì bằng 2021.