Tại sao thị trường giảm mạnh các phiên vừa rồi

Thị trường các phiên gần đây khiến NĐT chúng ta băn khoăn và ngỡ ngàng khi giảm mạnh, tiếp tục phá vỡ tín hiệu Nỗ lực phục hồi vừa tạo ra. Trong bối cảnh thị trường chưa dừng rơi và chưa có Bùng nổ theo đà, chúng ta hãy cùng phân tích qua bài viết này để có cái nhìn rộng mở hơn đối với thị trường.

 

Nội dung bài viết

1/ Tại sao thị trường giảm mạnh qua các phiên vừa rồi

2/ Khi lo lắng – Hãy nhìn rộng ra: Hiệu suất đầu tư chứng khoán và P/E của Việt Nam ra sao?

 

TẠI SAO THỊ TRƯỜNG GIẢM MẠNH QUA CÁC PHIÊN VỪA RỒI

 

1/ Hiện tượng USD mạnh lên khiến dòng vốn rút ra khỏi TTCK châu Âu, TTCK các nước mới nổi, cận biên như Việt Nam

 

Đồ thị dưới đây thể hiện sức mạnh của USD so với các đồng tiền mạnh trên thế giới liên tục tăng giá và lập đỉnh mới, lý do là vì Fed liên tục tăng lãi suất. Điều này dẫn tới hệ lụy là các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nhà đầu tư gián tiếp có xu hướng rút vốn về nước trên toàn cầu. Điều này lại càng làm USD tiếp tục có động lực để tăng giá.

Đặc biệt, dòng tiền này nằm ở ETF, nhìn vào xu hướng dòng tiền ETF, kể từ đợt tháng 6/2022 đến giờ, dòng vốn ETF Trên thị trường chúng ta đang giảm dần. Điều này lý giải tại sao vào các phiên ATC thị trường lại hay “đạp” đến vậy, đặc biệt các cổ phiếu trụ như VIC MSN SAB vốn mỏng lệnh, chịu lực bán ồ ạt của quỹ ETF thì lại càng dễ giảm sâu.

2/ Hiện tượng force sell của công ty chứng khoán

 

Margin là câu chuyện muôn thuở của thị trường Việt Nam. Phiên giao dịch ngày 03/10/2022 vừa rồi, một lần nữa chúng ta lại chứng kiến thị trường chứng khoán sụp đổ nhanh chóng khi bị bán giải chấp cổ phiếu trên diện rộng do call margin rồi force sell (bán giải chấp).

 

Các cuộc bán giải chấp như vậy đến nhiều mã giảm sàn như vậy không chỉ từ nhà đầu tư vừa và nhỏ mà còn từ rất nhiều nhà đầu tư lớn đã “gồng” tài khoản từ lâu nay. Đó là lý do thị trường ghi nhận các đợt bán mạnh vào khung giờ 10:30, 11:00 và 14:00. Đây chính là các đợt giải chấp mạnh ở thị trường khi lượng cổ phiếu ồ ạt bị xả ra.

 

3/ Tâm lý nhà đầu tư trước tin đồn Credit Suisse và Deustche bank phá sản

 

80% nhà đầu tư hiện tại trên thị trường là nhà đầu tư cá nhân, đó là lý do tại sao độ biến động của thị trường vào lúc có tin xấu rất mạnh. Trong mấy phiên vừa qua, việc thị trường lao dốc có liên quan đến tin đồn về khả năng phá sản của hai ngân hàng lớn hàng đầu thế giới là Deutsche Bank (Đức) và Credit Suisse (Thụy Sĩ), dấy lên lo ngại cuộc đại khủng hoảng tài chính năm 2008 sẽ lặp lại.

 

Thật ra thị trường chứng khoán cứ vài hôm lại có tin đồn mới, không đồn về Nga – Ukraine thì lại đồn ngân hàng nọ, ông lớn kia phá sản. Nhưng dọc theo lịch sử chứng khoán, tâm lý nhà đầu tư luôn sai lầm ở các điểm đảo chiều của thị trường, lúc chúng ta nản chí nhất, bi quan nhất về thị trường chính là lúc thị trường tạo đáy, còn khi chúng ta tin chắc thị trường chỉ có đi lên, thì đó là lúc thị trường tạo đỉnh.

Chưa bao giờ mà câu nói của Sir John Templeton lại sâu sắc đến thế:

 

 “Thị trường chứng khoán sinh ra trong bi quan, đi lên trong nghi ngờ, trưởng thành trong lạc quan và chết trong hưng phấn.”

 

II. KHI LO LẮNG – HÃY NHÌN RỘNG RA: HIỆU SUẤT ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ P/E CỦA VIỆT NAM RA SAO?

 

Khi bước vào chứng khoán, nhà đầu tư chúng ta kỳ vọng điều gì? Đầu tư là công cụ để kiếm lợi nhuận chóng vánh, 2-3 tuần, 5-10 tháng hay 5-10 năm? Nếu nhìn với góc nhìn dài hạn, tại sao chúng ta để khó khăn trong ngắn hạn che mờ những lợi nhuận tiềm năng từ thị trường chứng khoán trong dài hạn?

 

Khi lo lắng, tốt nhất là lùi lại một bước để có thế bước ra sự rối ren. Trong báo cáo thống kê của Dragon Capital, để có lợi nhuận cao nên đầu tư dài hạn vào cổ phiếu. Giữa các kênh đầu tư như cổ phiếu, bất động sản, trái phiếu, tiền gửi, vàng và USD, nhà đầu tư ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU 5 NĂM THÌ LỢI NHUẬN BÌNH QUÂN LÀ 19.2%/NĂM; đầu tư 10 năm, lợi nhuận là 15.8%/năm, cao hơn nhiều so với lợi nhuận tại các kênh còn lại.

P/E của thị trường hiện tại: Cơ hội để tích sản

 

Dự báo tăng trưởng lợi nhuận năm 2022 và 2023 của Maybank cho thị trường chung sẽ lần lượt là 22% yoy và 17% yoy, định giá tương ứng lần lượt đạt 10.9 lần P/E và 9.3 lần P/E, thấp hơn so với mức 16 lần P/E bình quân 5 năm.

 

>> THỊ TRƯỜNG ĐANG MANG ĐẾN NHỮNG CƠ HỘI ĐẦU TƯ DÀI HẠN.

Trong hình, VNIndex đang giao dịch với P/E FY22E là 10.6 lần, gần mức lúc bùng phát dịch Covid trong khi các doanh nghiệp đang phục hồi nhanh chóng sau đại dịch. Định giá cho năm tài chính 2023 thậm chí còn thấp hơn.

 

KẾT LUẬN

 

Khi nhìn lại thời điểm thị trường chứng khoán giảm mạnh vào lúc Covid năm 2020, gần như mọi nhà đầu tư đều tặc lưỡi và nói “Ước gì lúc đó mình đã mua,” nhưng thành thật mà nói, chẳng ai biết thị trường chạm đáy cho đến khi đáy đã đi qua. Ở giai đoạn hiện tại, trong bối cảnh P/E thị trường đang về mức thấp, các cổ phiếu đang về mức chiết khấu, tại sao thay vì sợ, chúng ta không nhìn thấy cơ hội hiện ra trước mắt mình? Đúng thật, không phải cứ mua là có lời và thị trường chưa biết dừng rơi ở đâu, nhưng thay vì sợ hãi, đây chính là lúc chúng ta không lập ra danh sách cổ phiếu hấp dẫn, đưa ra kế hoạch giải ngân khi thị trường có tín hiệu bùng nổ theo đà. Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống không có thành công qua đêm (overnight success) mà tất cả là một quá trình bền bỉ. Lợi nhuận trên thị trường chứng khoán nói riêng và thành công trong cuộc sống nói chung vốn dĩ dành cho người kiên trì. Em xin kết lại bằng câu nói của nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffett:

DXG – CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẤT XANH (HSX). Target: 30.000 đồng/cp (Upsize: +20%)

DXG – CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẤT XANH (HSX).
Target: 30.000 đồng/cp (Upsize: +20%)

• Tóm tắt Kết quả Kinh doanh năm 2020: Ảnh hưởng Tiêu cực không ít từ Tác động của Covid – 19 và thiếu hụt sản phẩm bàn giao do vướng tiến độ phê duyệt pháp lý.

Doanh thu thuần năm 2020 ghi nhận mức sựt giảm -50.3% yoy, trong khi LNST lần đầu ghi nhận lỗ -432 tỷ đồng, nguyên nhân đến từ:

(1) Ảnh hưởng từ dịch Covid đến mặt bằng chung Thị trường BĐS, qua đến ảnh hưởng trực  tiếp đến nhu cầu dành cho các sản phẩm BĐS miền Trung – Thị trường chính cho mảnh môi  giới bán buôn của DXG;
(2) Thoái vốn khỏi LDG với mức hạch toán lỗ chi phí tài chính 526.2 tỷ đồng, ảnh hưởng trực  tiếp đến lợi nhuận trong năm 2020;
(3) Thiếu hụt sản phẩm bàn giao, nhất là các sản phẩm sơ cấp do các vấn đề pháp lý diễn ra  từ năm 2008.
image.png

• Quý 1/2021, KQKD tăng trưởng tích cực trên mức nền Lợi nhuận thấp so với cùng kỳ 2020.

– Doanh thu và LNST công ty mẹ trong Q1/2021 ghi nhận lần lượt mức 2,954 tỷ đồng (+391% YoY) và 531 tỷ đồng (+687% YoY) đóng góp chính đến từ mảng dịch vụ và mảng bất động sản sơ cấp.

(1) Mảng bất động sản sơ cấp: Doanh thu ghi nhận mức 2,176 tỷ đồng (+391% yoy) nhờ vào việc bàn giao hai dự án Opal Boulevard và Gem Sky Word. Trong giai đoạn còn lại của năm 2021, DXG sẽ tiếp tục bàn giao các sản phẩm từ hai dự án trên và dự án ST-Mortiz (dự kiến Q3/2021). 

(2) Mảng hoạt động dịch vụ: Doanh ghi nhận mức 733 tỷ đồng (+77 % yoy) với tổng số lượng sản phẩm mảng dịch vụ đạt 3,983 sản phẩm (+24% yoy) nhờ sự hồi phục tích cực của thị trường bất động sản, trong đó cơ cấu sản phẩm chủ yếu đến từ hai thị trường chính là Bắc Bộ (50%) và Đông Nam Bộ (33%).

– Điểm trừ đến từ Chi phí tài chính ròng tăng mạnh 302% so với cùng kỳ chủ yếu do DXG tập trung gia tăng nợ vay để bổ sung nguồn vốn cho M&A và triển khai dự án.

– Tổng giá trị bán hàng mở mới (pre-sales) Q1/2020 của DXG tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ, ước tính khoảng 955 đồng với 420 sản phẩm.

Trong đó: Dự án Gem Sky World chiếm tỷ trọng chính 77% trong tổng số sản phẩm mở bán, phần còn lại đến từ phần còn lại của các dự án ST.Mortiz, Opal Boulevard và Opal Skyline. DXG lần lượt sẽ triển khai mở bán các dự án Opal CityView – Lux Star (Q3/2021) và Opal Central Park – Opal Skyview (Q4/2021).

• Điểm nhấn đầu tư:

Kỳ vọng Doanh thu – Lợi nhuận phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ với số lượng sản phẩm và giá trị mở bán mới giai đoạn 2021-2023 dự kiến ghi nhận bình quân ở mức 3,000 sản phẩm và 6,500 tỷ đồng bình quân mỗi năm.

Với việc tập trung mở rộng quỹ đất mới với 7-8 dự án mới trong năm 2020, điều này đã giúp DXG giảm thiểu rủi ro tập trung hóa so với giai đoạn 2017- 2020 phụ thuộc chính vào Gem Riverside và Gem Premium.

=> Điều này giúp đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận của DXG trong 3 năm tới và trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung nội đô như hiện tại, quỹ đất của DXG sẽ là “của để dành” cho giai đoạn 2023-2026 nhờ vào (1) Giá vốn ở mức thấp và (2) Vị trí đắc địa với các dự án trọng điểm được mở bán giai đoạn 2021-2023 bao gồm Gem Sky World, Opal Cityview, Opal Central Park, Lux Star, Gem Riverside, Gem Premium…

image.png

Định hướng xoay trục quỹ đất mới sang khu vực Đồng Nai và Bình Dương, trong đó dự án Gem Sky World và tổ hợp các dự án ở khu vực Bình Dương là điểm tựa vững chắc cho triển vọng lợi nhuận của DXG giai đoạn 2021-2023, trong khi chờ đợi tiến độ phê duyệt pháp lý tại thành phố Hồ Chí Minh được cải thiện.

– Đồng Nai – Dự án Gem Sky World (GSW) là động lực chính dẫn dắt sự phục hồi lợi nhuận của DXG. Dự án có quy mô hơn 92ha với khoảng 4,000 sản phẩm đất nền/biệt thự.

  • Trong năm 2020, GSW đã triển khai bán thành công hai phân khu Garnet Park, Pear Park và Topaz Park, tương ứng khoảng 1,300 sản phẩm.
  • Trong năm 2021, GSW tiếp tục triển khai phân khu Topaz mở rộng (300 sản phẩm mở bán trong Q1/2021, đã bán được 50%) và phân khu Sapphire Parkview (khoảng hơn 600 sản phẩm nhà phố xây sẵn sẽ được mở bán trong Q2/2021).

=> Dự án được đánh giá tích cực cho việc hoàn thiện mở bán các phân khu kế tiếp dựa trên các yếu tố: (1) Khởi công dự án sân bay Long Thành, (2) Cải thiện hạ tầng kết nối giữa trục HCM và khu vực phía Đông và và (3) tình trạng pháp lý sạch sẽ nhờ sỡ hưu thông qua hình thức đấu giá.

– Bình Dương – DXG sở hữu 5 dự án với ~ 4,500 sản phẩm:
(1) Opal Boulevard
(2) Opal Skyline
(3) Opal Skyview
(4) Opal Cityview
(5) Opal Central Park 

=> Trong đó, có 3 dự án gần như đã đạt tỷ lệ hấp thụ đạt 100% như Opal Boulevard, Opal Skyline, Opal Skyview. Trong năm 2021, DXG mở bán các dự án Opal Cityview (1,500 căn) và Opal Central Park (1,000 căn), trong đó dự án Opal Central Park là dự án mới có quy mô khoảng 5 ha.

Gia tăng thêm Quỹ đất Khu vực Bình Dương

Ngoài việc kinh doanh các dự án hiện tại cũng như mở bán thêm 2 dự án mới ở Bình Dương trong 2021 là Opal Skyview, Opal Cityview. DXG cũng tích lũy thêm được 1 quỹ đất quy mô 5ha ở Thuận An, Bình Dương với Quy mô dự án khi đưa vào khai thác ở mức khoảng 4.000 – 5.000 sản phẩm, lượng sản phẩm này sẽ đảm bảo được lượng sản phẩm mở bán trong các năm tiếp theo của DXG.

IPO Mảng Môi giới Bất động sản: DXS

Theo đó, toàn bộ số lượng cổ phiếu DXS chào bán trong đợt IPO (71.66 triệu cổ phiếu) đã được đăng kí 100%, trong đó có đóng góp lớn từ hai tổ chức Bản Việt và Dragon Capital. Thời gian cổ phiếu dự kiến được chính thức giao dịch sẽ trong cuối T5/2021.

=> Việc thoái vốn giúp DXG có thêm nguồn tiền để tiếp tục gia tăng quy mô quỹ đất hiện tại với các Điểm nhấn về DXS được Em đánh giá theo Link sau: IPO DXS

f05003523b84c9da9095.jpg TỔNG KẾT:

Với Kết quả Kinh doanh DXG từ năm 2021 được kỳ vọng phục hồi mạnh so với mức nền thấp của năm 2020 kèm theo các triển vọng ghi nhận Doanh thu tích cực khi triển khai mở bán thành công các dự án mới và bổ sung thêm danh mục dự án vào quỹ đất hiện hữu.

Bên cạnh đó, việc IPO thành công Mảng Môi giới sẽ tạo ra 1 mức thặng dư cho giá trị sổ sách của DXG và được xem là thông tin hỗ trợ về mặt định giá cho DXG trong nửa đầu năm 2021.

Khuyến nghị MUA với giá mục tiêu: 30.000 đồng/cp (Upsize: +20%)

Nhiều nhà đầu tư kẹp hàng ở giá 60 – hiện tại chỉ 25K rẻ hơn một cốc cafe

Như đã hẹn, tiếp nối bài đánh giá cơ hội giải ngân vẫn luôn tồn tại trong mọi bối cảnh của Thị trường, điều quan trọng nhất cuộc chơi sẽ không còn dễ dàng với số đông NĐT, dòng tiền bền vững sẽ quay lại với Cổ phiếu cơ bản, triển vọng và dư địa tăng trưởng rộng lớn – đặc biệt sau khi nhận được mức chiết khấu đủ hấp dẫn. Gửi đến Anh/Chị thống kê VNINdex lịch sử:

  • Tháng 1/2021: Giảm từ 1170 về 1030, tương ứng giảm 140 điểm, 12%, có những phiên giảm trên 70 điểm
  • Tháng 7/2021: Giảm từ 1400 về 1250, tương ứng giảm 150 điểm, 10,7%, có những phiên giảm gần 50 điểm.
20 năm qua, trung bình mỗi năm Vn-Index điều chỉnh ngắn hạn 2 lần, và tăng trưởng dài hạn nhờ yếu tố nội tại của Doanh nghiệp niêm yết. Nhưng sau mỗi lần điều chỉnh giảm thì sau 6 tháng đến 1 năm thì Vnindex luôn tạo đỉnh mới bởi vì nền kinh tế Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng mạnh. Vậy đâu là cơ hội giải ngân tốt nhất lúc này, khi mặt bằng chung Cổ phiếu đều đã quay về những nền giá khó có thể ngờ tới thì cổ phiếu được Tôi đánh giá mang lại cơ hội vàng để đầu tư và nắm giữ để gửi đến Quý Anh/Chị NĐT:


KHUYẾN NGHỊ MUA TCB – NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

Mục tiêu: 60,000 đồng/cp (Upsize: + 40%)
 
  Cập nhật Kết quả Kinh doanh – Duy trì tăng trưởng tốt trong 2021
 
(1) Lợi nhuận tăng trưởng ấn tượng, mặc dù chịu ảnh hưởng không ít bởi đại dịch.

TCB ghi nhận thu nhập lãi thuần Q4/2021 đạt 7,245 tỷ (+32.8% yoy), thu nhập ngoài lãi tương ứng 2,910 tỷ (+26.2% yoy) đồng thời Tổng thu nhập hoạt động qua đó tăng 30.9% yoy đạt mức 10,159 tỷ. Lũy kế năm 2021 TCB ghi nhận tăng trưởng LNTT 47.1% yoy đồng thời tăng trưởng tín dụng đạt 22.9% – đứng thứ 2 toàn ngành.
image.png

(2) TCB hoàn thành trích lập nợ tái cơ cấu.

Tỷ lệ nợ xấu Q4/2021 đạt 0.66% – mức thấp nhất toàn hệ thống. Trong kỳ TCB tiếp tục mạnh tay trích lập khoảng 627 tỷ (+71.2% yoy), tỷ lệ bao phủ nợ xấu tiếp tục giảm 21.6 điểm phần trăm xuống 162.9% tuy nhiên vẫn nằm trong nhóm có mức bao phủ cao nhất thị trường. TCB cũng đã thực hiện trích lập bổ sung toàn bộ dư nợ tái cơ cấu theo Thông tư 14/2021 đồng thời khả năng trả nợ của khách hàng cũng đang dần phục hồi trở lại giúp giảm áp lực về tỷ lệ chuyển hóa nợ xấu đối với các khoản vay.
(3) Lãi thuần tự hoạt động dịch vụ tăng lên đáng kể.

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ trong Q4/2021 của TCB tăng 96.7% yoy trong đó động lực đến từ thu hoạt động bảo hiểm (+195.9% yoy) và thu từ môi giới (+320.5% yoy). Điểm đáng chú ý là các công ty con của TCB đều ghi nhận KQKD tăng trưởng cao, đem lại nguồn thu ngoài lãi ổn định cho ngân hàng trong đó TCBS đem về cho ngân hàng 3.8 nghìn tỷ VND (+41.5% yoy) và tiếp tục đứng đầu thị phần môi giới trái phiếu năm thứ 6 liên tiếp – đây là điểm tích cực lớn của TCBS trong việc tận dụng sự bùng nổ của Thị trường trái phiếu trong năm 2021 nhưng đang là mối lo đáng ngại khi Chính phủ liên tiếp rà soát lại việc phân phối và phát hành Trái phiếu – Sẽ được nhà Tư vấn đánh giá vào phần rủi ro nếu có của TCB.

image.png

  • Triển vọng tăng trưởng tươi sáng – sau khi đã chiết khấu các rủi ro hiện hữu và phản ánh vào thị giá.

(1) Tích cực đẩy mạnh đầu tư ngân hàng số nhằm duy trì tỷ lệ CASA cao giúp chi phí huy động giảm thiểu tối đa.

CASA của TCB vào cuối năm 2021 là 50.5% – đây là mức cao nhất từng được ghi nhận trên cả hệ thống và rất vững chắc nhờ tỷ lệ đóng góp của nhóm khách hàng cá nhân thường chiếm trên 60%. Đồng thời TCB cũng quyết tâm giữ vững vị thế này với việc phát triển Mảng ngân hàng số (Ebanking) của ngân hàng đảm bảo thu hút và ổn định tỷ lệ CASA giúp biên lãi thuần của TCB ngày càng cải thiện tích cực thông qua:

  • Số lượng khách hàng Ebanking cá nhân đạt 5.1 triệu khách (+32.3% yoy); 
  • (Số lượng giao dịch qua kênh Ebanking chiếm tới 83.4% tổng giao dịch của ngân hàng, cùng kỳ là 77.5%; 
  • Giá trị giao dịch bán lẻ qua kênh E-banking 2021 đạt 9,076 nghìn tỷ VND, tăng 80.5% yoy.
  • Dự án đám mây sử dụng Amazon Web Services và việc ra mắt ứng dụng mobile banking mới nhằm cung cấp cho người dùng sự trải nghiệm tốt hơn hứa hẹn sẽ góp phần duy trì và gia tăng tỷ lệ CASA của TCB trong năm 2022.

(2) Tăng trưởng tín dụng và huy động kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng và phục hồi tốt hơn nữa trong 2022.
 
TCB có năng lực tài chính thuộc nhóm tốt nhất trong toàn hệ thống và kỳ vọng rằng ngân hàng vẫn có thể được Ngân hàng Nhà nước cấp hạn mức tín dụng cao trong năm 2022 – tương tự lịch sử TCB thuộc nhóm Ngân hàng được cấp tăng trưởng tín dụng ở mức cao nhất ngành trong năm 2021. Đồng thời, dư nợ cho vay ký quỹ tại TCBS sẽ tiếp tục tăng, nhưng đà tăng chậm lại so với 2021 nhằm hạn chế rủi ro từ việc siết lại dòng vốn vào TTCK (cổ phiếu và trái phiếu) theo quy định của UBCKNN – đảm bảo TCB không bị ảnh hưởng và “sốc nhiệt” quá lớn nếu các quy định và thông tư được ban hành nhằm hạn chế dòng vốn tín dụng qua kênh này.
image.png

(3) Tệp KH chất lượng cao với Lợi thế cạnh tranh bền vững đến từ hệ sinh thái chủ lực.

Các đối tác của TCB bao gồm các tập đoàn lớn trải rộng nhiều lĩnh vực: Vingroup, Tập đoàn Masan, Eurowindow Holding, Sun Group và Masterise Group, … chuỗi giá trị liên quan đến bất động sản và bán lẻ mà các đối tác của TCB đang sở hữu sẽ giúp cải thiện và duy trì lợi thế về mạng lưới tiền gửi và thúc đẩy thu nhập phí. Điều này hoàn toàn phù hợp với chiến lược tham gia sâu rộng, mở rộng hệ sinh thái theo chiều dọc trong mỗi lĩnh vực này của TCB mà không phải Ngân hàng nào cũng có thể cạnh tranh.

(4) TCB được đánh giá rất cao bởi chất lượng tài sản cũng như các nguồn thu của ngân hàng vẫn duy trì tăng trưởng tốt.

Khác với một số ngân hàng đã công bố nợ tái cơ cấu, nợ tái cơ cấu của Techcombank đã giảm 32% về mức 1,9 nghìn tỷ đồng trong năm 2021 đồng nghĩa trong năm 2021, Techcombank đã thực hiện trích lập 100% nợ tái cơ cấu mà không cần phân bổ trong 3 năm điều này làm giảm áp lực trích lập dự phòng cũng như tạo ra bộ đệm lợi nhuận cho TCB trong những năm tới. Đồng thời trong thời gian tới ngân hàng vẫn có những câu chuyện riêng để có thể thu hút được nhà đầu tư: IPO cho TCBS trong vòng 1 – 2 năm tới, TCB và Manulife có thể thỏa thuận lại mức phí upfront cao hơn dựa trên nền đã ký thấp so với mặt bằng chung thị trường Baccasurrance tại VN hiện nay – tạo nền tảng tăng trưởng và định giá tích cực cho TCB trong trung dài hạn.

Bỏ qua các rủi ro hiện hữu liên quan đến Thị trường phát hành trái phiếu sẽ tác động trong ngắn hạn. Nhưng trên quan điểm Nhà Tư vấn đánh giá sẽ không tác động đến chất lượng tài sản và tăng trưởng tín dụng của hệ thống Ngân hàng lẫn TCB nói riêng trong dài hạn.
Cụ thể: Ngân hàng đang nắm giữ lượng trái phiếu doanh nghiệp nhiều nhất hệ thống đang là TCB với 62,809 tỷ đồng, tăng 34.4% so với cuối năm 2020. Việc thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển có một phần lớn đền từ sự thúc đẩy của các quy định tại thông tư 41 (Basel 2). Theo đó, các công ty BĐS bị áp hệ số rủi ro 200% trong khi các ngân hàng ở Việt Nam hầu hết có hệ số CAR hạn chế và room tín dụng không đủ cao nên không ưu tiên cho vay các công ty này. Giải pháp phát hành trái phiếu do đó được sử dụng để huy động vốn cho các doanh nghiệp khó tiếp cận tín dụng ngân hàng trong bối cảnh mới và các ngân hàng đóng vai trò ngân hàng đầu tư phân phối các trái phiếu này tới tay khách hàng cá nhân. 

Và gần đây nhất, NHNN công bố Thông tư 16/2021 quy định chặt chẽ hơn về điều kiện mua TPDN của các NHTM và bổ sung quy định NHTM không được bán TPDN không do NH phát hành cho các công ty con. Quy định này sẽ khiến cho cách thức hoạt động tại một số ngân hàng phải thay đổi so với trước, tuy nhiên kỳ vọng thị trường TPDN tiếp tục phát triển sẽ không thay đổi và tác động trực tiếp đến các đợt phát hành – Doanh nghiệp BĐS phát hành trái phiếu không đúng mục đích và chuyển giao rủi ro đến nhóm NĐT cá nhân, nhưng nếu các Trái phiếu được đánh giá kỹ lưỡng – an toàn – đủ điều kiện về tài sản đảm bảo vẫn sẽ là kênh huy động vốn hấp dẫn trên Thị trường trong bối cảnh nền lãi suất vẫn tiếp tục ở nền thấp – TCB được Chuyên viên đánh giá là một Ngân hàng đủ tự tin để kiểm soát an toàn vốn từ kênh đầu tư này.

f05003523b84c9da9095.jpg TỔNG KẾT: Thị trường đang xuất hiện rất nhiều rủi ro, cướp đi rất nhiều thành quả đầu tư mà Quý Anh/Chị đã xây dựng suối một thời gian dài – 2020 & 2021. Nhưng với quan điểm về Thị trường vững chắc với Quy luật 8:2!! Trong bất cứ bối cảnh thị trường như thế nào thì luôn có những dòng cổ phiếu chạy ngược! Và nếu mua TCB trong nhịp này NĐT vẫn thắng chứ không thua dù Thị trường có tạo đáy như kỳ vọng hay không! 

GVR- Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HOSE) Mục tiêu: 44,000 đồng/cp (Upsize: 20%)

Tiếp theo chuỗi đánh giá các Doanh nghiệp có sức bật mạnh mẽ khi Thị trường hồi phục, GVR là cổ phiếu ưu tiên lựa chọn tiếp theo trên Quan điểm cá nhân của Tôi – với vị thế là Doanh nghiệp đầu ngành trong mảng cao su tại Việt Nam với quỹ đất quản lý lên tới hơn 400 nghìn ha- trong đó diện tích kinh doanh đạt 240 nghìn ha. Trong giai đoạn 2020 và 2021 với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến cho nhu cầu về găng tay thế giới tăng cao, trong tình hình đó, các nhà máy sản xuất găng tay của GVR đã hoạt động 100% công suất, qua đó tiêu thụ hơn 2.6 tỷ chiếc găng tay (thiết kế nhà máy chỉ 2.5 tỷ chiếc). Dự kiến nhu cầu găng tay trên thế giới vẫn chưa được đáp ứng hết và tập đoàn đã nhận đủ đơn hàng cho năm 2022 nên mảng găng tay cao su dự kiến sẽ được nâng công suất lên gấp đôi trong 2022 giúp DN tăng trưởng – mảng kinh doanh cốt lõi tính đến hiện tại và tương lai gần – trên nền tảng khai thác động lực tiềm năng từ lĩnh vực BĐS KCN.


KHUYẾN NGHỊ MUA GVR– Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HOSE)

Mục tiêu: 44,000 đồng/cp (Upsize: 20%)
 
  CẬP NHẬT KQKD 2021

Doanh thu ghi nhận mức đạt 26,350 tỷ đồng (+24.8%yoy) và LNST đạt 5,602 tỷ (+10% yoy), như vậy GVR dã hoàn thành 98% KH DT và 123% KH lợi nhuận. Trong cơ cấu DT thì mảng sản xuất và kinh doanh mủ cao su vẫn chiếm vai trò chủ lực khi đóng góp hơn 17.7 nghìn tỷ (+40% yoy) nhờ năm 2021 giá cao su neo ở mức giá cao, mảng chế biến gỗ cũng mang lại gần 3.6 nghìn tỷ năm 2021.

•  ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ – XỨNG ĐÁNG THU HÚT DÒNG TIỀN

(1) Giá mủ cao su sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao và có thể tích cực hơn trong giai đoạn 2022-2023 giúp doanh thu từ mảng cao su tự nhiên tăng trưởng tốt nhờ hưởng lợi từ việc giá dầu hiện ở neo giá ở mức cao.

Trong ngắn và trung hạn, kỳ vọng cao su vẫn là mảng dẫn dắt tăng trưởng của GVR với tỷ trọng từ 70-80% cơ cấu doanh thu và lợi nhuận gộp của GVR. Dự báo trong giai đoạn 2021-2025, biên lợi nhuận gộp của GVR sẽ tiếp tục đạt mức cao nhờ định hướng phát triển theo hình thức thâm canh, qua đó giảm giá vốn thông qua giảm diện tích trồng cao su nhưng vẫn đạt tăng trưởng sản lượng bình quân 4% CARG.
23b5f43082a44cfa15b5.jpg

Gía cao su tự nhiên đã có bước tăng trưởng tốt đoạn cuối năm 2021 và Q1/2022 khi giá dầu tăng mạnh (cao su tự nhiên là nguyên liệu thay thế). Theo IRSG dự báo nhu cầu cao su tiếp tục duy trì sự tăng trưởng khoảng 5.3% trong năm 2022 khi nhu cầu tăng trong khi diện tích trồng cây cao su không thể tăng ngay tương ứng khiến giá cao su tự nhiên tăng và duy trì ở mức cao. Mặt khác, theo S&P Global Ratings nhu cầu tiêu thụ xe hơi năm 2022 tiếp tục tăng và hiện tại thị trường xuất khẩu cao su chính của Việt Nam là Trung Quốc với tỷ trọng hơn 64%, khi TQ bắt đầu phục hồi kinh tế và tăng trưởng tiêu thụ xe hơi sẽ là động lực giúp VN gia tăng giá trị xuất khẩu cao su.
download.png

(2) Kỳ vọng GVR ghi nhận khoản lãi thoái vốn lớn từ việc bán CTCP KCN Nam Tân Uyên (UPCoM: NTC) trong năm 2022.

Khoản lãi thoái vốn trị giá khoảng 880 tỷ đồng cho GVR trong năm 2022 từ việc bán 20% cổ phần tại NTC, khoản lãi này sẽ chiếm 64% thu nhập tài chính trong năm.

(3) Kế hoạch 5 năm cho thấy GVR sẽ tập trung vào mảng kinh doanh BDS KCN.

Công ty hiện đã có kế hoạch cụ thể để phát triển mảng BDS KCN, doanh thu KCN năm 2022 có thể đến từ KCN Rạch Bắp và năm 2022 sẽ có sự thay đổi lớn trong mảng KCN của GVR khi nhiều dự án sẽ được phê duyệt ở các tỉnh, đặc biệt là Bình Dương và Bình Phước. Với việc sở hữu quỹ đất lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích hơn 491 ngàn ha, trong đó có 342 ngàn ha diện tích trong nước và hơn 149 ngàn ha ở Lào và Campuchia, kỳ vọng GVR sẽ chuyển đổi hết quỹ đất trong nước trong hơn 40 năm và trở thành công ty phát triển BĐS KCN lớn nhất Việt Nam.

Hiện tại mảng BĐS KCN đang là mảng có biên lợi nhuận tốt nhất trong các mảng hoạt động của GVR, đạt trung bình trên 65% nhờ vào việc sở hữu quỹ đất có sẵn, giúp giảm được chi phí giá vốn khi chuyển đổi thành các KCN, giúp giá tăng biên lợi nhuận.
download (1).png

Ngoài ra, GVR hiện là DN có tỷ lệ tiền mặt (hơn 15.5 nghìn tỷ đồng) chiếm 20% tổng tài sản, nhiều nhất ngành và cũng là DN duy nhất có tỷ lệ tiền mặt lớn hơn nợ vay. Với lợi thế vượt trội này, có thể thấy GVR đủ tiềm lực để đi huy động vốn trong khâu triển khai các dự án KCN với diện tích hơn 2,000ha trong 2 năm tới.

f05003523b84c9da9095.jpg TỔNG KẾT: Dự báo 2022, Doanh thu đạt 31 nghìn tỷ đồng (+18% yoy) và LNST đạt 7,000 tỷ đồng (+25%yoy), trong đó:
+ Doanh thu từ mảng cao su tự nhiên (mủ cao su và sản phẩm cao su) sẽ tăng 20% yoy đạt 24.2 nghìn tỷ trong năm 2022.
+ Doanh thu từ mảng gỗ đạt 4.3 nghìn tỷ đồng (+19% yoy).
+ Doanh thu từ khai thác KCN vẫn duy trì bằng năm 2021 khi mang lại khoảng gần 900 tỷ đồng.
+ Còn các mảng khác duy trì bằng 2021.

Khuyến nghị đầu tư trung hạn TCB, VIB, VPB VCB & CTG

Được ví như Huyết mạch của nền Kinh tế, và là một trong 3 kênh luân chuyển vốn quan trọng bậc nhất của một Quốc gia. Vậy nên cho dù đã có lúc Cổ phiếu Ngân hàng gây thất vọng với số đông NĐT trong thời gian dài bởi mức sinh lợi không như kỳ vọng, thậm chí là thua lỗ – thì chắc chắn có một điều không thể phủ nhận: “Ngân hàng đã, đang và sẽ luôn giữ vai trò quan trọng, gắn liền và không thể tách rời trong quá trình phát triển Kinh tế đất nước”.

Và tất nhiên, vai trò của nhóm ngành này đối với sự Phát triển và Nâng hạng TTCK Việt Nam không thể chối bỏ – sẽ là một thiếu sót với việc bỏ qua đầu tư cổ phiếu Ngành Ngân hàng khi kỳ vọng về triển vọng Thị trường CK sẽ tiếp tục thiết lập vùng đỉnh mới, bất chấp các yếu tố và rủi ro ngắn hạn đang bủa vây.

Bên cạnh đó, Cổ phiếu Ngành Ngân hàng đang được giao dịch tại mức PB trailing rất hấp dẫn (so với quá khứ) – đây được xem là cơ hội đầu tư và Chúng tôi KHUYẾN NGHỊ GIẢI NGÂN CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG. 

KHUYẾN NGHỊ GIẢI NGÂN CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG 

MỤC TIÊU TRUNG & DÀI HẠN
 
  TIÊU ĐIỂM CHÍNH NGÀNH NGÂN HÀNG 2021
 
(1) Môi trường lãi suất tương đối ổn định.

Sau giai đoạn chứng kiến lãi suất giảm mạnh trong bối cảnh dịch bệnh khởi phát năm 2020, lãi suất tại các Ngân hàng được duy trì tương đối ổn định ở mức thấp trong năm 2021. Lãi suất cho vay và huy động bình quân ngành ngân hàng ở mức 8.1% và 3.69%/năm, trong năm cũng không chứng kiến bất kỳ sự thay đổi về lãi suất điều hành nào. 
Với mức nền cơ sở thấp và việc tiếp tục giảm lãi suất huy động gần như không thể xảy ra nữa, thì việc tăng trưởng thu nhập lãi ròng (NII) của Ngành hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tiếp cận nguồn vốn rẻ hoặc tối ưu hóa lợi nhuận (gia tăng hệ số LDR và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn). Các yếu tố được đẩy mạnh trong môi trường lãi suất thấp:

  • Cuộc cạnh tranh giành lấy thị phần CASA có phần căng thẳng hơn khi đây được xem là nguồn vốn rẻ giúp các ngân hàng gia tăng lợi nhuận mạnh mẽ nhất. Cụ thế các Ngân hàng ưu thế nhất về CASA là TCB, VPB, MBB, TPB – đặc điểm chung đây là nhóm Ngân hàng có tiềm lực mạnh về hệ sinh thái, nếu không sẽ là các Ngân hàng có nền tảng số và công nghệ vượt trội đi kèm các chương trình miễn phí Dịch vụ chuyển khoản để tiếp cận tệp KH cá nhân gia tăng CASA.

332d2b8d996957370e78.jpg

  • Tận dụng môi trường vốn rẻ, các Ngân hàng đã đẩy mạnh phát hành trái phiếu trung hạn với lãi suất thấp hơn giai đoạn 2019-2020 (ACB, TPB, VPB) hoặc ưu tiên huy động vốn dài hạn ở nước ngoài (TCB, VPB, MSB, OCB, HDB, VIB, …) để giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi ích huy động vốn.
  • Các Ngân hàng cũng đã công bố nhiều Phương án huy động vốn điều lệ. Trong đó chỉ có TPB hoàn thành phát hành riêng lẻ trong năm 2021, các Ngân hàng còn lại BID, VCB, MBB, OCB, LPB, SHB có thể hoãn kế hoạch tăng vốn đến năm 2022 giúp tăng dư địa them cho việc tối ưu hóa huy động vốn.

fabf18d5ad31636f3a20.jpg
(2) Khoảng cách tăng trưởng tín dụng được thu hẹp giữa các Ngân hàng TMCP và Ngân hàng thương mại nhà nước.

Tính đến hết năm 2021, tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt mức 13.53%, động lực tăng trưởng chính là cho vay bán lẻ tại ACB, TCB, TPB, VIB và CTG. Trong khi đó BID, VCB, VPB, SHB và STB có mức tăng trưởng cân bằng hơn ở cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Khoảng cách tăng trưởng tín dụng được thu hẹp giữa NHTMCP và NHTMNN vì với nền lãi suất cho vay trung bình ở mức thấp thì các NHTM nhà nước có dư địa đẩy nhanh các khoản cho vay bán lẻ có lãi suất cho vay thấp hơn, trong khi các NHTM cổ phần bị ràng buộc phần nhiều bởi hạn mức tín dụng ban đầu được cấp thấp hơn so với các năm trướcĐiểm tích cực vào cuối năm các NHTM cổ phần được cấp thêm hạn mức tín dụng cao hơn tạo dư địa mở rộng hoạt động tín dụng càng về cuối năm.

49915e69f08d3ed3679c.jpg
(3) 
Chất lượng tài sản là yếu tố được đưa lên hàng đầu.

Với thực trạng chưa từng có tiền lệ, tác động của các đợt dịch Covid đến chất lượng tài sản của hệ thống Ngân hàng không dễ để khắc phục. Nợ tái cơ cấu (bao gồm cả các khoản cho vay nhóm 2 và các khoản vay cơ cấu lại bị ảnh hưởng bởi COVID-19) gia tăng – Cụ thể là nợ tái cơ cấu (bao gồm nợ nhóm 2) và các khoản nợ cơ cấu lại tăng mạnh (ở mức 7.31% so với 5.1% năm 2020), do tình trạng giãn cách xã hội kéo dài trên toàn quốc trong Q3/2021.

Tuy nhiên, điểm tích cực khi tỷ lệ nợ xấu bất ngờ được cải thiện trong Q4/2021, sau khi Việt Nam đạt tỷ lệ tiêm chủng thuộc nhóm hàng đầu trên thế giới qua đó sự trở lại mạnh mẽ của nền kinh tế với kỳ vọng vào gói phục hồi kinh tế đã thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong Q4/2021 cho tới hiện nay (Q1/2022). Việc tăng mạnh dư nợ tín dụng bên cạnh việc đẩy mạnh xóa nợ xấu trong quý cuối năm đã giúp cải thiện tỷ lệ nợ xấu nội bảng của đa số các Ngân hàng, đặc biệt là nhóm các NHTM tư nhân. Và tất nhiên thực trạng bắt buộc phải chấp nhận là nhóm các Ngân hàng có tỷ trọng dư nợ bán lẻ cao bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi tác động của dịch – đặc biệt là nhóm cho vay tiêu dùng, trong bối cảnh dư nợ nhóm này vẫn tăng đáng kể. 
153e70e6d0021e5c4713.jpg

II. TRIỂN VỌNG NGÂN HÀNG 2022 – XỨNG ĐÁNG CHO CƠ HỘI ĐẦU TƯ MỚI

(1) Tăng trưởng tín dụng dự kiến sẽ mạnh hơn 2021 xuất phát từ cả lực cung và cầu.

Nhu cầu tín dụng (đặc biệt là nhóm KH Doanh nghiệp) đã phục hồi mạnh mẽ trong Q4/2021 khi các hoạt động kinh doanh bắt đầu gia tăng trở lại sau thời gian giãn cách xã hội. Ước tính đà tăng trưởng này vẫn sẽ tiếp tục duy trì xuyên suốt năm 2022 để đáp ứng đà phục hồi kinh tế cần thiết sau giai đoạn ảnh hưởng dài của đại dịch, nhu cầu vay cũng đồng thời lan tỏa đến mảng bán lẻ thuận chiều với sức cầu của nền kinh tế.

Về phía cung, các chỉ tiêu an toàn vốn tại nhóm các ngân hàng đặc thù như TPB và VPB được cải thiện tăng lên sau đợt phát hành riêng lẻ và thoái vốn công ty con trong năm 2021. Đồng thời BID, VCB, MBB, VPB, OCB, LPB, SHB, MSB, HDB cũng có thể cải thiện vị thế vốn nếu kế hoạch phát hành riêng lẻ và/hoặc phát hành trái phiếu chuyển đổi thành công trong năm 2022. Tuy nhiên cũng cần lưu ý cơ cấu tín dụng có thể được điều chỉnh do việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp có thể ưu tiên tiết giảm với sự quản lý chặt chẽ hơn, đặc biệt sau những lùm xùm mà rủi ro của phát hành trái phiếu Doanh nghiệp – đặc biệt là Trái phiếu BĐS đang cho thấy những sai phạm ảnh hưởng trực tiếp đến NĐT.

(2) NIM kỳ vọng duy trì tăng trưởng ổn định dù có hay không môi trường lãi suất huy động tăng lên.

Dựa trên kịch bản khả dĩ nhất, để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế kỳ vọng NHNN sẽ duy trì quan điểm chính sách tiền tệ phù hợp trong năm 2022 – với lãi suất nếu có sẽ biến động trong biên độ hẹp và không tính đến áp lực lạm phát bất ngờ nào diễn ra. Mặc dù xu hướng lãi suất huy động có sự đảo ngược nhưng NIM của hệ thống các NHTM có thể vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định nhờ vào việc các gói hỗ trợ lãi suất kết thúc vào năm 2022 sẽ dẫn đến cải thiện lợi suất tín dụng của các ngân hàng, đồng thời khi nền kinh tế phục hồi, các ngân hàng có thể dễ dàng chuyển phần lớn tác động tăng chi phí huy động vào lợi suất cho vay của khách hàng đảm bảo duy trì thu nhập từ lãi duy trì.

(3) Kỳ vọng thu nhập ngoài lãi sẽ tăng lại trong ngắn hạn và trung hạn.

Do các biện pháp quản lý xã hội của Chính phủ, tăng trưởng doanh số hoạt động banca (hoạt động mang lại thu nhập ngoài lãi tỷ trọng nhiều nhất) đã chịu nhiều áp lực khi công tác bán hàng ảnh hưởng trực tiếp vào năm 2021 nhưng kỳ vọng năm 2022 sẽ chứng kiến sự phục hồi từ hoạt động banca qua đó hỗ trợ tăng trưởng thu nhập từ dịch vụ. Bên cạnh đó kỳ vọng chi phí phát sinh từ việc tiếp cận khách hàng và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, chẳng hạn như chương trình hoàn tiền, chi phí tiếp thị sẽ tăng với tốc độ thấp hơn năm 2021 đồng thời nguồn thu nhập đến từ việc thu hồi nợ xấu đã xóa có thể là một nguồn thu nhập bất thường cho ngành ngân hàng trong thời gian tới.

(4) Tăng trưởng thu nhập bền vững bù đắp cho việc tăng trích lập dự phòng.

Với đánh giá tỷ lệ nợ xấu sẽ tiếp tục gia tăng trong 2022, các ngân hàng đã chủ động tăng tỷ lệ dự phòng rủi ro để giúp cải thiện chất lượng tài sản cũng như “dự phòng” lợi nhuận cho năm 2022, cộng thêm việc tăng trưởng tín dụng cao trong quý cuối cùng của năm 2021 vẫn chưa được phản ánh đầy đủ trong thu nhập từ lãi trong năm tài chính 2021 do đó, có thể kỳ vọng thu nhập từ lãi sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trong 2022. Bên cạnh đó, thu nhập ngoài lãi được kỳ vọng sẽ tích cực trở lại nhờ sự hồi phục của hoạt động banca và dịch vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu đồng thời, nguồn thu nhập đến từ việc thu hồi nợ xấu đã xóa có thể là một nguồn thu nhập đột biến. Vì vậy, mặc dù trích lập dự phòng được dự báo tăng nhẹ vào 2022 và 2023 do hệ quả của dịch COVID-19, tăng trưởng thu nhập cả từ lãi và ngoài lãi sẽ giúp bù đắp lại tác động tiêu cực lên lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2022.

f05003523b84c9da9095.jpg TỔNG KẾT: Tuy nhiên, để đảm bảo định giá phù hợp các lựa chọn hàng đầu của Tôi đánh giá là những ngân hàng tư nhân có triển vọng tăng trưởng thu nhập cao và chất lượng tài sản tương đối tốt: TCB, VIB, VPB (độ nhạy tích cực với thị trường). Đối với các ngân hàng quốc doanh, VCB & CTG là nhóm Cổ phiếu được ưu tiên nhờ chất lượng tài sản tốthàng đầu ngành cũng như kỳ vọng tăng trưởng ROE vẫn ở mức cao (>20%).

Khuyến nghị đầu tư KBC cổ phiếu bất động sản công nghiệp

Nhóm bất động sản khu công nghiệp là nhóm không thể thiếu trong bối cảnh hút dòng vốn đầu tư và thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ trong vài năm tới. Trong tuần rồi Em đã giới thiệu đến Quý nhà đầu tư về mã IDC/GVR, liệu trong ngành chúng ta còn cơ hội ở mã nào khác không?

Em gửi đến Quý Anh/Chị cơ hội đầu tư với một mã sở hữu quỹ đất và định hướng bài bản không thua kém gì so với IDC trước đó – KBC (Tổng Công ty phát triển Đô thị Kinh Bắc).

KHUYẾN NGHỊ MUA: KBC – TỔNG CÔNG TY PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ KINH BẮC
Target: 43.000 đồng/cp (Upsize: +16%)

kbc.png
kbc1.png
kbc2.png
kbc4.png
kbc5.png
kbc6.png

Khuyến nghị MUA với giá mục tiêu: 43.000 đồng/cp (Upsize: +16%)

TIÊM NĂNG TĂNG GIÁ VỚI NLG – Công ty CP Đầu tư Nam Long (HSX). Mục tiêu: 52.000 đồng/cp (Upsize: +18%)

Năm 2020 là năm của Ngành Vật Liệu Xây Dựng (Sắt thép, Đá, Xi Măng,…) với câu chuyện Chính Phủ chi đầu tư công mạnh mẽ. Đồng thời, 2020 cũng là năm của Tài chính – Ngân hàng với dòng tiền rẻ – lãi suất thấp – cung tiền dồi dào, hệ quả từ Chính sách tiền tệ nới lỏng.

Theo một thống kê nhanh, mức tăng giá trung bình của các Cổ phiếu thuộc Ngành VLXD, Tài chính – Ngân hàng tính đến thời điểm 31/12/2020 so với thời điểm 01/01/2020 không dưới 80%…

Vậy câu hỏi đặt ra: “Trong năm 2021, Ngành nào? Cổ phiếu nào sẽ là cổ phiếu chiến lược mà bắt buộc trong tài khoản phải có?”

Dưới góc nhìn của một Chuyên viên Tư vấn Đầu tư, cũng là một Nhà Đầu Tư đã gắn bó với thị trường Chứng khoán lâu đời. Tôi xin được trả lời cho nỗi trăn trở mà bất cứ NĐT nào dù là mới hay cũ, dù là F0 hay …Fn cũng luôn thắc mắc.

Đó chính là CỔ PHIẾU NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN

 

Sở dĩ Em đánh giá như vậy là bởi vì 4 lý do:

(1) Lãi suất gửi tiết kiệm đang ở mặt bằng thấp trong bối cảnh lo ngại về mức lạm phát thực tế sẽ có xu hướng gia tăng khi Chính phủ duy trì Chính sách tiền tệ nới lỏng (mở rộng) sẽ bào mòn giá trị của tài sản => Bất Động Sản, Vàng, Chứng khoán sẽ trở thành kênh đầu tư vừa đề trú ngụ, bảo toàn giá trị tài sản, vừa là để tìm kiếm cơ hội sinh lời hấp dẫn hơn. Và như một lẽ tự nhiên “An cư, Lập nghiệp”, BĐS luôn là kênh đầu tư được đại đa số NĐT hướng đến, nghĩ đến đầu tiên.

(2) Chính phủ tăng tốc Chi đầu tư Công, phát triển cơ sở hạ tầng. Việc này không chỉ giải quyết giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập bình quân đầu người mà còn giúp thúc đẩy thị trường BĐS năm 2021 (Hạ tầng đi tới đâu, BĐS “Hot” tới đó).

(3) Phục hồi nguồn cung mới nhờ nới lỏng các nút thắt pháp lý;

(4) Lãi suất cho vay mua nhà duy trì ở mặt bằng thấp, hợp lý củng cố quyết định mua nhà.

Như một hệ quả tất yếu: Nếu không mua được BĐS thì điều tất yếu số đông NĐT sẽ có xu hướng lựa chọn mua cổ phiếu BĐS đang niêm yết trên sàn.

 
 
Tiếp nối chuỗi Cổ phiếu BĐS cần đưa vào Danh mục đầu tư:

EM ĐÁNH GIÁ CAO TIÊM NĂNG TĂNG GIÁ VỚI NLG – Công ty CP Đầu tư Nam Long (HSX).
Mục tiêu: 52.000 đồng/cp (Upsize: +18%)
 
 Kết Quả Kinh Doanh Quý 2/2021 – Phù hợp Kỳ vọng.

NLG công bố KQKD Quý 2/2021 phù hợp kỳ vọng với Doanh thu thuần đạt 401 tỷ (+66% yoy) và Lợi nhuận thuần là 47 tỷ đồng (-31.1% yoy). Kết quả Kinh doanh có phần điều chỉnh chủ yếu do Công ty lùi việc bàn giao căn hộ tại dự án Akari – nguyên nhân lớn do tình hình dịch COvid 19 diễn biến xấu đi rất nhiều tại Khu vực TP HCM từ nửa cuối Quý 2. Điểm tích cực là phần lớn lợi nhuận sẽ được ghi nhận trong nửa cuối năm sau khi NLG hoàn tất bàn giao dự án Cao tầng Akari HCM và Waterpoint tại Long An.

• Vậy chiến lược kinh doanh của NLG có gì để kỳ vọng?

NLG định hướng chuyển đổi từ nhà phát triển BĐS “vừa túi tiền” sang nhà phát triển BĐS khu đô thị tích hợp bao gồm các mảng kinh doanh trong hệ sinh thái: y tế, văn hóa, giáo dục,văn phòng, BĐS thương mại, … với chiến lược:
(1) Tiếp tục tìm kiếm các đối tác tiềm năng để hợp tác phát triển dự án, tận dụng thế mạnh của đối tác;
(2) Xu thế phát triển các dự án hiện tại “Tiện ích ưu tiên hơn diện tích”;
(3) Quỹ đất sạch cho việc phát triển dự án “vừa túi tiền” ngày càng khan hiếm buộc Tập đoàn phải thay đổi định hướng kinh doanh phù hợp.

• Điểm nhấn đầu tư:

Nguồn cung nhà ở khan hiếm tại TP HCM mở ra cơ hội cho các dự án tọa lạc tại tỉnh lân cận TP HCM, trong đó có các Dự án của NLG. Trên thực tế, nguồn cung căn hộ mới tại TP HCM trong Q1/2021 giảm mạnh 52.9% yoy dẫn đến lượng căn hộ tiêu thụ giảm 30.9% – đây là quý thứ 5 liên tiếp TP HCM không có nguồn cung mới ở phân khúc bình dân khiến tỷ lệ hấp thụ vụt lên 153.5% trong Q1/2021 cho thấy nhu cầu nhà ở vẫn đang ở mức cao và xu hướng này được đánh giá vẫn sẽ duy trì trong giai đoạn tới. Việc giá bán tăng cao cùng với nguồn cung khan hiếm khiến Nhà đầu tư có xu hướng dịch chuyển tìm kiếm cơ hội mới tại các thị trường lân cận TP HCM như Long An và Đồng Nai và với thế mạnh khi sở hữu quỹ căn hộ cho phân khúc trung cấp và bình dân – phân khúc đang được thúc đẩy bởi nhu cầu thực ở sẽ giúp cho các Dự án của NLG đủ sức để thu hút và đáp ứng phù hợp nhất nhu cầu số đông Khách hàng.

Kế hoạch Kinh Doanh nhiều tham vọng & năng lực đủ sức đáp ứng. So với việc ghi nhận mức tăng trưởng âm của KQKD năm 2020, năm 2021 NLG đặt ra kế hoạch kinh doanh ghi nhận nhiều khởi sắc hơn với kế hoạch tăng trưởng LNST công ty mẹ đạt đạt 1,151 tỷ đồng (+37.5% so với mức thực hiện 2020) và tỷ lệ chia cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt với tỷ lệ 15%. Trong đó, đợt 1 (7.5%) dự kiến vào tháng 12/2021 và đợt 2 (7.5%) dự kiến vào sau đại hội cổ đông thường niên 2022.
NLG cũng đặt ra kế hoạch tổng giá trị và số lượng sản phẩm mở bán mới lần lượt là 13,159 tỷ đồng (tăng gấp 3.45 lần so với mức thực hiện 2020) và 3,459 sản phẩm (+306% yoy).

Theo đó, giai đoạn 2021-2023, hoạt động cốt lõi của NLG sẽ ghi nhận:

(1) Dự án Akari: Bàn giao 1.200 căn hộ năm 2021 với giá bán 44 triệu/m2 (chưa VAT) và 600 căn còn lại bàn giao 2022. Dự án này sẽ được hợp nhất vào KQKD năm 2021 do vẫn đang trong quá trình thực hiện điều chỉnh quy hoạch, chưa hoàn hoàn chuyển nhượng cổ phần cho đối tác chiến lược. 
(2) Dự án Water Point GĐ 1: Bàn giao 650 căn hộ trong 2021 (350 căn đã bàn giao cuối 2020), giá bán bình quân nhà phố 3.5 tỷ/căn và biệt thự Valora 5-7 tỷ/căn. Đồng thời GĐ1 của dự án còn 24ha chưa chuyển nhượng cũng được xem là nguồn lợi nhuận tiềm năng trong tương lai. Doanh số dự kiến ghi nhận từ Dự án hơn 4,800 tỷ đồng.
(3) Dự án Nam Long Cần Thơ: Bàn giao 235 nền đất giá 2.98 tỷ/nền. Tổng số nền đất của GĐ1 là 350 nền.
(4) Dự án Mizuki Park: Mở bán 1,250 căn Flora trong 2021-2022, doanh số dự kiến 4,300 tỷ đồng.
(5) Dự án Waterfront: Sau khi nhận chuyển nhượng 30% vốn từ Keppel Land, NLG đã nâng tỷ lệ sở hữu lên 65.1% giúp cho dự án sẽ được hợp nhất trực tiếp vào KQKD của Tập đoàn, Quý 4/2021 dự án mở bán 270 căn Valora, giá bán hơn 6 tỷ/căn thu về Doanh số 1,700 tỷ.
(6) Dự án Paragon Đại Phước: Lợi nhuận từ chuyển nhượng 50% vốn góp có giá trị sổ sách khoảng 1,228 tỷ đồng, dự kiến ghi nhận Doanh thu tài chính 300 tỷ.

Doanh số dự kiến (Pre-Sale) trong năm 2021 của NLG ở mức 13,500 tỷ.
image.png
Các căn hộ NLG có mức tăng giá cao hơn so với thị trường. 
Theo khảo sát dựa trên 803 chung cư tại Hà Nội và TP HCM, giá thứ cấp căn hộ trung bình tăng 3.4% yoy trong 4 tháng đầu năm 2021. Trong đó giá các căn hộ của NLG có xu hướng tăng mạnh nhất với 6.4%, tiếp theo là NVL (+3.7% yoy) và KDH (+3.4% yoy). Bên cạnh đó, lợi suất cho thuê tại các dự án của NLG cũng đạt ấn tượng 4.2% thể hiện số đông KH vẫn đánh giá rất cao các Dự án của Công ty – đặc biệt tại HCM và HN là 2 khu vực có mức độ cạnh tranh rất lớn với các Dự án BĐS.

Trong 4T/21, giá bán căn hộ tại các dự án của NLG tăng mạnh nhất trung bình 6.4% yoy
image.png

Doanh nghiệp duy trì tỷ lệ D/E (Nợ vay/VCSH) ở mức dưới 0.55 lần và kỳ vọng tiếp tục duy trì trong tương lai, chiến lược tài trợ vốn được đánh giá thận trọng và khá an toàn so với các doanh nghiệp cùng ngành. NLG duy trì tỷ trọng tiền mặt/TTS bình quân đạt mức 18% trong giai đoạn 2016-2020, tương đối cao so với các công ty cùng ngành.

f05003523b84c9da9095.jpg TỔNG KẾT: Với điểm rơi Lợi nhuận kỳ vọng tăng mạnh vào Quý 3 và Quý 4/2021 với triển vọng đến từ các dự án kể trên, kèm Quỹ đất sạch tiềm năng lớn về dư địa mở rộng kèm phát triển dự án, NLG được Chuyên viên tư vấn đánh giá là cơ hội đầu tư đầy triển vọng, nhất là trong bối cảnh VNIndex có sự phân hóa rõ nét về dòng tiền để duy trì đà tăng trưởng tích cực.

Khuyến nghị MUA với giá mục tiêu52.000 đồng/cp (Upsize: +18%)

Freaking crypto news